Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Dân trí cũng phải botay.com đối với chế độ VN

Như Hà

Phản biện bài viết: SỰ TỰ Ý THỨC VÀ SỰ TỰ DẤN THÂN - GIẢI PHÁP DUY NHẤT CHO TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA.




Vô tình, dạo chơi trên FB, đọc được bài viết của bạn, có cái nicnem ngồ ngộ: Tuoc Nơ Vít, đã dẫn nguồn (Fb Chiều tím nguyen) phổ biến bài viết "SỰ TỰ Ý THỨC VÀ SỰ TỰ DẤN THÂN - GIẢI PHÁP DUY NHẤT CHO TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA" lên mạng. Đọc xong bài viết, tôi thấy cần có ý kiến phản biện bài viết này, vì nôi dung bài viết chỉ có tính chất 1 chiều, theo sự suy diễn của TG, sau đây tôi xin đi thẳng vào vấn đề phản biện với nôi dung chính của bài viêt. Để tiện cho quí bạn đọc theo dõi phần phản biện được sát sao và cụ thể, tôi xin trích dẫn một phần bài viết như sau:

Ngay ở xã hội dân chủ đầu tiên của nhân loại là nưóc Mỹ, khi quần chúng của họ đã hình thành được nền dân chủ, hành xử dân chủ bằng dân trí, mà những ngưòi sáng suốt, yêu dân chủ thật sự như ông Jefferson cũng vẫn lo ngại cảnh cáo:

“Nếu quần chúng nhân dân không còn lưu tâm đến công việc chính trị xã hội, thì các Ông và Tôi, và Quốc Hội, Lập Pháp, Chánh Án, Thống Đốc, tất cả sẽ trở thành những con Chó Sói. Điều này dường như là luật tự nhiên thuộc bản chất tổng quát của chúng ta, cho dù có vài ngoại lệ cá nhân.” Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson nói với dân biểu Edward Carrington.

Rõ ràng sự lưu tâm, ý thức, THAM GIA của quần chúng nhân dân là một nền tảng duy nhất của dân chủ.. và là sức mạnh duy nhất để ngăn chặn sự lạm quyền lực, độc tài gian trá. Và rõ ràng hơn nữa, là KHÔNG BAO GIỜ CÓ MÔT NHÀ NƯÓC TỬ TẾ khi DÂN TRÍ KHÔNG CÓ, Ý THỨC QUẦN CHÚNG KHÔNG CÓ để buộc NHÀ NƯỚC PHẢI TỬ TẾ.

Nói cách khác, một nhà nước chỉ bị DÂN TRÍ buộc phải tử tế mà thôi..Và chỉ có DÂN TRÍ, SỰ Ý THỨC THAM GIA CỦA QUẦN CHÚNG MỚI XÂY DỰNG, LƯU GIỮ BẢO VỆ, VÀ PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ bằng cách ĐỐI KHÁNG VỚI NHÀ NƯÓC LIÊN TỤC, MIÊN TỤC VÀ MIÊN VIỄN.

Trước hết ta phải thấy rằng xã hội dân chủ được thành lập ở nước Mỹ là tương đối thuận lợi, bởi vật cản đường là thực dân Anh, khi đó cũng chỉ có mục đích sang vơ vét của cải tài nguyên ở các nước thuộc địa, sự nhận thức về tư tưởng, về dân chủ gần như không có, các nhà lập pháp đầu tiên của Hoa Kỳ, đồng thời cũng là các nhà tư tưởng, cũng mới manh nha tư tưởng khai sáng, cội nguồn của tư tưởng dân chủ. Việc đánh bại thực dân Anh, để giành độc lập và lập lên một nhà nước theo mô hình nào là điều hoàn toàn mới mẻ với nước Mỹ. Các nhà tư tưởng Mỹ đã phải vất vả triệu tập đại hôi Philadenpia và sau 4 tháng trời lao tâm khổ tứ, mâu thuẫn, tranh cãi nhau kịch liệt, rồi cuối cùng họ mới thỏa hiệp, cho ra đời bản hiến pháp đầu tiên của nền cộng hòa, nhưng cũng phải mất hơn 1 năm, bản hiến pháp mới chính thức được phê chuẩn. Ngay cả những người sáng lập ra bản hiến pháp, khi ký vẫn còn hoài nghi về tính đúng đắn, cũng như cảm thấy còn thiếu điều gì đó về các quyền cơ bản về cá nhân. Quốc hội đầu tiên của nước Mỹ họp ở New York, các nhà lập pháp đã thống nhất sửa đổi 10 điều khoản quan trọng về quyền tự do cá nhân, như quyền tự do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng vv... Điều đó chứng tỏ, ngay những người sán lập ra nền dân chủ, dân trí còn mập mờ thì làm sao mà quần chúng nhân dân Mỹ lại có trình độ "dân trí" cao, để ngăn chặn, hoặc điều khiển các nhà lập pháp trẻ, làm lên 1 nền dân chủ kỳ vĩ như vậy!!!!

Khi ông Thomat Jettferson, tổng thống thứ 3 nước Mỹ, cảnh báo với dân biểu Edward Carrington, trong bối cảnh nước Mỹ thực hiện nền dân chủ đã được 18 năm. Có nghĩa là dân Mỹ đã được nâng cao và trao quyền "dân trí" trong bối cảnh của nền tự do dân chủ, ngoài việc ý thức được quyền tự do dân chủ, họ còn được hưởng các quyền tự do dân chủ trên thực tế, nên quan tâm và bảo vệ các quyền họ được hưởng là điều đương nhiên, nhất là quyền đó đang được thực hiện trong điều kiện hết sức thuận lợi, thậm chí còn được cổ vũ. Nếu có sự tiếm quyền lật lọng, hoặc tráo trở của kẻ cầm quyền, lập thức nó sẽ bị phản ứng, thậm chí quyết liệt bằng sự lật đổ.Vấn đề này hiện đang được kiểm chứng trên toàn thế giới, khi giới cầm quyền có ý định "trở mặt" với nhân dân để áp đặt chế độ độc tài, và nó vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ quần chúng nhân dân. Thái lan, Ukraina, cho đến các cuộc cách mạng màu, cách mạng cam vv..

Còn bối cảnh ở VN thì hoàn toàn khác. Những ai cho rằng dân trí người dân VN thấp là hoàn toàn quan liêu, áp đặt, hoặc có dụng ý đổ thừa, nhằm trốn tránh trách nhiệm. Ở bất kỳ đâu, ta thấy người dân cũng bàn luận chuyện thời sự chính trị. Từ chuyện bầu bán, chuyện quốc tế “Trung cuốc Trung cào”, chuyện Mỹ, chuyện Nhật, cho tới chuyện tham nhũng, thằng này ăn đậm, thằng kia thất sủng vv... với những lời lẽ quan tâm, chăm chú, xen lẫn uất ức, kìm nén. Vì thế không thế có chuyện dân trí thấp.

Thậm chí người dân hiện nay không sợ, mà họ chỉ lo và bất lực thôi. Đã qua rồi họ sợ bị cầm tù, đàn áp, nhưng họ lo bị khủng bố, lo bị liên lụy đến gia đình người thân, lo sẽ gặp cuộc sống khó khăn khi bị theo dõi ngăn cấm, cản trở cuộc sống mưu sinh của họ. Còn họ không bất lực sao được, khi trong tay họ không có bất cứ thứ gì và họ bị ngăn cách, chia rẽ từng người một bởi chế độ quản lý nhân khẩu, hộ khẩu. Rồi bị giám sát, theo dõi, bủa vậy tầng tầng lớp lớp, bởi 1 đội quân khổng lồ, được trang bị bởi kinh nghiệm và công cụ đàn áp đầy mình. Một bộ luật hình sự lúc nào cũng nâng yếu tố tổ chức là 1 tình tiết tăng nặng, nhằm triệt tiêu màm mống tổ chức từ trong trứng nước, cũng bởi nó rất sợ sự phản kháng có tổ chức.

Ấy là chưa kể bàn tay lông lá của đảng còn thò cái vòi bạch tuộc để thâu tóm toàn trị các tổ chức chính trị, xã hội đến tận thôn bản, tổ dân phố. Tất cả đề đề phòng sự nổi dậy của quần chúng nhân dân, Với 1 bộ máy cai trị chuyên chế toàn trị như vậy thì có đến 1.000 ông Nelson Madela cũng phải chào thua và thực tế đã chứng minh, bốn nước CS còn lại vẫn chẳng hề hấn gì, khi mà dân trí của người dân các nước đó không hề tồi, nhưng những điều kiện cơ bản nhất, vũ khí quan trọng nhất là quyền tự do dân chủ đã bị tước đoạt, thì họ chẳng thể có gì để buộc được nhà nước mà họ căm ghét thay đổi theo ý họ được.

Đừng bảo người dân không có ý thức phản kháng. Trước sự bất lực với kẻ cầm quyền, họ không cầu mong một thế lực siêu hình nào đến giải thoát cho họ, như cầu trời, khấn phật chẳng hạn, mà họ trông chờ một thế lực có tính thực tế lớn hơn, mạnh hơn kẻ cai trị, đến giải thoát họ bằng câu cửa miệng "Ước gì cho Mỹ nó nhảy vào để dân được nhờ". Chứng tỏ họ vẫn trông chờ điều gì đó rất thực tế, chứ không phải viển vông hão huyền. Tiếc thay, cho đến nay chưa có thế lực nào đủ mạnh, để dân làm dựa vào đó làm điểm tựa, làm chỗ dựa cho hành động của họ mà thôi

Kết luận: Hai trường hợp, hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau, không thể áp đặt hoàn cảnh nước Mỹ, với hoàn cảnh của VN. Không thể áp đặt hoàn cảnh của một quốc gia tự do dân chủ, một chính phủ của dân, do dân và vì dân, với một quốc gia đang sống dưới chế độ độc tài đảng trị, có bộ máy cai trị đàn áp khổng lồ, luôn lấy sự an nguy của chế độ là điều hệ trọng, căn bản cốt lõi.

Khi so sánh hoàn cảnh của một chế độ dân chủ tự do, với hàng loạt các rào cản, ngoài hệ thống ngăn chặn và trừng trị của pháp luật, còn có các đảng phái, báo chí luôn giám sát để ý đến từng milimet của đảng cầm quyền, thì quyền tự do ngôn luận, quyền làm chủ của người dân là một trở lực đáng kể, ngăn cản mưu đồ của bất kỳ kẻ cầm quyền nào, muốn chiếm đoạt quyền lực.

Với một chế độ gần như không có bất kể tổ chức nào của người dân, ngoài các tổ chức công ty kinh tế; pháp luật, báo chí, quân đội, công an, đoàn thể là 1000% của đảng cầm quyền, thì có đến 10.000 nhà chính trị, trình độ "dân trí" cao ngất ngưởng sống ở VN cũng đành bótay.com mà thôi.

Một sai lầm chết người là tác giả bài viết này đã không phân biệt là "dân trí" của quần chúng nhân dân, chỉ có tác dụng và được phát huy khi nhà nước dân chủ đã được thành lập. Nó như con đê ngăn không cho nước vỡ tràn ra, còn với chế độ độc tài thì nó đã khống chế, bóp chết dân trí từ trong trứng nước, thì "dân trí" không thể làm gì được nó.

Tóm lại, dựa vào "dân trí", để nhận xét việc tham gia của quần chúng nhân dân trước và sau khi chế độ dân chủ ra đời là điều hệ trọng, nếu đánh giá không đúng với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, không nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, khách quan, sẽ dẫn đến sự lầm lẫn đáng tiếc và điều quan trọng làm mất phương hướng cũng như bản chất của cuộc vận động-đấu tranh vì một nền dân chủ. Vô tình mắc vào cái bẫy đấu tranh tự phát, hoạt động theo tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, đấu tranh nhỏ lẻ manh mún, thiếu tính tổ chức bấy lâu nay. Đây là điều có hại cho phong trào dân chủ và chỉ có lợi cho kẻ cầm quyền mà thôi.


Hà Nội, ngày 1/11/2014

Tác giả gửi bài cho VNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét