Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

CÓ AI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐOẠT GHẾ ẴM GIẢI ?

Nguyễn Hoàng Đức


Mới đây, việc nhà báo, nhà thơ Đăng Hạ 29 tuổi thành lập câu lạc bộ sáng tác văn học nghệ thuật cấp quốc gia, đã phát triển hơn 30 chi hội thơ ở nhiều tỉnh và thành phố, chiêu nạp được ngót năm nghìn nhà thơ, thu được tiền tỉ, chẳng lẽ sự việc lại trôi chảy êm ru như nước vòi vặn vào thùng như vậy. Không, đó nhất khoát không phải việc con giun chui qua lỗ kim, mà là con voi chui qua lỗ kim. Một mình anh nhà báo, nhà thơ còn khá trẻ kia liệu có thể thao túng được việc này sao?Việc anh ta cho in hai tập thơ tuyển như “Thơ Việt đương đại” và “Thơ hay ba miền”, phải xin giấy phép nhà xuất bản (thơ hay văn thì xin nhà xuất bản nào đây? Chuyện này đâu có khó gì lần ra manh mối và truy cứu, nếu một cuốn quan trọng như “Trại súc vật” có tầm tư tưởng tác động mạnh vào xã hội thì người ta tìm ra liền và xử lý ngay. Còn thơ có phải chỉ là thứ thơ thẩn của đám nghiệp dư háo danh lăng nhăng nên chẳng ai thèm quan tâm, nên nó được trôi êm như vậy?)

Người Tầu có câu “Giết vua, giết cha không phải việc xảy ra trong một ngày”. Câu này muốn nói, những việc tày đình chúng không thể ngẫu nhiên sinh ra như thể người ta bỗng nổi hứng đến bờ ao khỏa chân xuống nước cho mát, mà nó chỉ có thể xảy ra theo phạm trù nguyên nhân và kết quả. Giết vua hay giết cha là thực hiện tội ác lớn, nó phải được mở màn rất sớm từ những uất ức tâm lý, nảy sinh âm mưu, vạch kế hoạch, chuẩn bị phương tiện, đó là chưa kể dục vọng tiếm ngôi hay giành gia sản… Một anh chàng nhà thơ muốn thành lập câu lạc bộ sáng tác quốc gia, như vậy chí ít anh ta phải vận hành “công nghệ” qui mô ở mức quốc gia. Trong sản xuất, chúng ta vẫn biết những nước lạc hậu muốn làm ra sản phẩm tiên tiến thì phải viện đến sự giúp đỡ của những nước tiên tiến, để họ chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô, tầu thủy, hay máy vi tính cho… Đó là cái tiến bộ. Nhưng tại những vùng thôn quê hẻo lánh bỗng có bọn hút chích rồi trộm cắp xuất hiện với thủ đoạn tinh vi chuyên nghiệp thoát hẳn tính cố hữu quê mùa, chúng ta buộc phải nhận định, bọn trộm cắp trên phố đã chuyển giao công nghệ cho bọn cà lơ phố huyện.

Nhìn qui trình công nghệ, người ta thấy ngay nó bắt nguồn từ đâu, chẳng hạn ở châu Phi xuất hiện một anh đấu bò tót, người ta nghĩ ngay đó là công nghệ Tây Ban Nha, một người thổi tù và dài 4m người ta nghĩ ngay đó là công nghệ Thụy Sĩ, còn một anh, hay một chị đấm ngực lã chã nước mắt ngâm thơ chỉ có cảm xúc mà không có nhân vật người ta nghĩ ngay đến công nghệ thơ nông nghiệp Việt Nam… chúng ta thử xem hội thơ chui kia xử dụng những công nghệ nào?

1- Kết nạp hội viên, cho vào hội để thành nhà thơ “con dấu” chính thức của quốc gia.

Nhiều nhà thơ đã dưng dưng cảm động phản ánh, đại loại như: “Lâu nay tôi cũng chỉ làm thơ trà dư tửu hậu, loanh quanh trong nhà ra ngõ xóm, vậy mà đùng một cái, tôi được kết nạp thành hội viên, của quốc gia. Trời ơi danh dự vô biên, hạn phúc tột cùng, đang là kẻ vô danh nơi chòm xóm, bỗng lớn thành “nhà thơ Phù Đổng” nhảy một phát từ ao làng lên mái nhà quốc gia, có con dấu đàng hoàng. Đó có phải cuộc cất cánh đổi đời không? Phép mầu đó làm sao được thực hiện nếu không có con dấu của anh Đăng Hạ nhân danh quốc gia kia!”

2- In thơ lên sách báo, vào tập tuyển

Có triết gia nói, “tác phẩm là quyền lực”, trời ơi đang ở chốn quê mùa, tỉnh lẻ, thậm chí ở ngay tỉnh chẵn này, có ai biết tôi là gì, vậy mà được in thơ bằng máy in lên giấy, lại có cả ảnh mình rõ ràng rất đẹp trai, xinh gái kèm theo… Người Việt bảo “vua biết mặt, chúa biết tên” là thế, từ nay tôi đã có tầm vóc khác rồi, tầm vóc quốc gia đàng hoàng chứ lị!

3- Ẵm giải

Làm nhà thơ lớn hiển nhiên phải có giải thưởng để người ta không thể nhí nhố cãi quanh rằng ta không có tài. Giải thưởng ư, nào sơ khảo, chung khảo rắc rối mệt mỏi lắm, cuối cùng vẫn chỉ là trao bằng khen mà thôi, vậy thì ở đây ban tổ chức quốc gia không cần thi thố, xét thấy tài năng của cán bộ ưu tú quá mức, liền trao bằng khen liền.

4- Không có gì cho không, tiền ít đừng hít giải cao

Muốn thành hội viên của quốc gia ư, các anh các chị phải nộp lệ phí tiền triệu. Muốn in thơ vào sách ư, cũng phải chi trên nửa triệu. Muốn có bằng khen ư, bằng khen chứ đâu phải lá rụng ngoài vườn, nào nghĩ nhanh lên có đóng tiền không? Qua vụ câu lạc bộ thơ chui quốc gia kia, người ta trắng trợn ra giá “muốn giải cao phải nhiều tiền, không cần biết thơ hay dở”, rõ ràng không có tiêu chí cho thơ, mà thơ chỉ là cái cớ để kiếm tiền.

Toàn bộ qui trình này nói tóm lại là gì? Triết gia Kant nói “Muốn ăn bánh thì phải nghĩ đến chiếc cối xay”. Tương tự, có thể suy luận: Muốn có danh vọng thì hãy nhìn vào con dấu. Nào vào hội ư, nào in thơ ư, nào ẵm giải ư, nào leo ghế ư… không có con dấu đảm bảo thì làm sao có được. Trong một vụ tham nhũng lớn ở Tầu, một quan chức nói: “chúng tôi thu tiền bán chức, bởi vì chúng tôi đã phải tốn tiền rất nhiều lần để mua chức”.

Liệu có một hành trình tương tự: chúng tôi leo mãi mới tới giá trị của văn học con dấu, vậy thì tại sao chúng tôi lại không dùng con dấu đó để ban phát cho người khác?! Có lẽ không ai có thể cho rằng, việc to như con voi mà Đăng Hạ làm là do một mình. Trái lại, sẽ có rất nhiều thầy dùi tham mưu cho Đăng Hạ làm, cũng có nhiều thầy dùi trực tiếp tham gia, tiền tỉ chứ có nhỏ đâu mà không lăn lộn vào để ăn chia?! “Thớt có tanh tao thì ruồi mới đậu” mà. Và có phải “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”, thì thơ chưa tụ bạ những kẻ háo danh đã tập hợp đông như ruồi nhặng? Và cái công nghệ kiếm chác dựa trên số đông háo danh thơ này là của ai chuyển giao nhỉ? Và nó giống ai? Xin mọi người tự trả lời. Và có khó lắm không để tìm kiếm câu trả lời, một khi sự việc như người Việt nói đã lè lè “ăn gian nó giàn ra đấy”?!


NHĐ 29/08/2013

Tác giả gửi cho NTT blog

ẨN DỤ VÔ LƯƠNG

Phần 1 - Ký ức về Quốc khánh


Nhớ lại những năm tháng của thập niên 60, 70...

Thời đó, cứ sắp đến ngày 2/9, quốc khánh, là bọn trẻ ở thôn quê chúng tôi lại háo hức. Rất háo hức! Vâng, Lão Nông tôi chỉ dám nói thôn quê, vì cho mãi đến tuổi có quyền lấy vợ cũng vẫn chưa từng được bước chân ra thành thị.
Lý do háo hức của con trẻ thì rất trẻ con, nghĩa là trong sáng và thực dụng. Đó là ngày được nghỉ, đi chơi, không phải lo việc đưa cơm, xách nước, băm bèo nấu cám gì cả. Có đứa còn được cho một vài hào để ăn quà. Mấy cái kẹo vừng, cái bánh đa, một khúc kẹo kéo, hay quả chuối. Việc chọn mua quà gì cũng là cả một vấn đề.

ÔNG ƠI, HÃY SỬA ĐỔI MAU!

Do mạng không ổn định, điều kiện online khó khăn nên gần đây bài vở đăng không đều và không kịp thời, kính mong độc giả và quí vị cộng tác viên thông cảm.

(NTT blog)

ÔNG ƠI, HÃY SỬA ĐỔI MAU

(Gửi một người bạn học cùng trường
nhân ngày quốc khánh 2/9/2013)

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

ĐỪNG GÂY THÊM NỮA TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC, VỚI LỊCH SỬ

PHẠM ĐÌNH TRỌNG


1. BÓNG ĐEN NHỮNG VỤ ÁN CHÍNH TRỊ Ô NHỤC TRONG QUÁ KHỨ ĐANG TRỞ LẠI

Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng . . . tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957.

Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ khác chút ít về độ nóng và qui mô.

NHÀ VĂN VIỆT NAM CÓ NÊN ẢO TƯỞNG QUÁ VỀ HẬU HIỆN ĐẠI

Nguyễn Hoàng Đức


Mới đây ngoài dăm bài tiểu luận, đặc biệt nhiều hơn trong sáng tác văn thơ, văn học Việt Nam rộ lên khá ồn ào cái gọi là “văn chương Hậu hiện đại”, điều này làm cho khá nhiều nhà văn, nhà thơ sền sệt chân đất, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ trẻ dù chưa một lần ra thông điệp hay bàn luận về Hậu hiện đại dưng dưng tự đắc chắc mẩm ta đang dùng bút pháp Hậu hiện đại, cho dù đó chỉ là văn học “ăn nhanh” lắp ghép vội vàng nơi chờ tầu xe, viết trên bàn phím laptop hay điện thoại. Chúng ta thử đặt và trả lời câu hỏi dựa trên những gì chắc chắn nhất: liệu người Việt nói riêng, người châu Á nói chung có thể tạng phù hợp với tư tưởng hay trường phái cách tân không?

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

TẠI SAO THƠ DỞ VĂN NHẠT LÊN NGÔI ?

Nguyễn Hoàng Đức


Vừa rồi có một bạn comment rằng “rượu nhạt uống lắm cũng say/ điều hay nói mãi cũng nhàm”, tôi đã định comment lại, nhưng nghĩ tôi sẽ viết thẳng vào bài viết, nó chính thức, sang trọng hơn và cũng giải bày được nhiều hơn.

Nói như thế là ở tầm muốn thưởng thức say sưa vui vẻ. Ở đời có vô số việc làm không thể vui vẻ mà phải mang bổn phận dù nhám chán nhọc nhằn. Xây nhà chẳng hạn ai thích vất vả vôi vữa? Quét nhà, vệ sinh đường phố bẩn thỉu nhàm chán có ai thích đâu? Chữa bệnh cho đời, nào máu me bẩn thỉu, mùi hôi hám, vi trùng nhung nhúc, nhưng làm sao tránh được phải bắt tay vào?

TÌNH NGƯỜI

Tôi đã gặp khá nhiều phạm nhân người Việt đang thụ án hoặc đang chờ xử án trong những trại giam tại Czech. Có những người làm tôi nhớ vì hoàn cảnh đã đẩy họ vào con đường tội lỗi nhưng có một câu chuyện đã để tôi nhớ mãi vì lòng nhân đạo của những người đại diện nhà nước về pháp luật.

Người đàn ông Việt Nam đó ít hơn tôi gần chục tuổi và đang trong trại tạm giam để chờ ngày xử án và theo mức độ phạm tội nghiêm trọng mà anh ta đã phạm phải thì chắc chắn sẽ chịu khung án từ 8 – 10 năm tù. Ở Czech, theo qui định thì các nạn nhân được phép 2 tuần một lần được đón người thân của mình vào thăm trong vòng 90 phút và mỗi lần nhiều nhất 4 người phạm nhân được ghi trong phiếu mời theo nguyện vọng của mình.Phiếu mời đó do trại giam cấp khi phạm nhân yêu cầu chứ không việc gì phải mua như ở Việt Nam.

TỘI NÀY AI SẼ XỬ ÔNG?

Đặng Huy Văn: Chiều muộn, trời mới tạnh mưa. Hôm nay ngày 16/7 âm lịch nên dân gian gọi là mưa trở mã. Đi bộ vài vòng mà không hiểu sao cảm thấy buồn khủng khiếp! Vừa đi vừa trò chuyện với một chàng đại tá bộ đội đặc công 55 tuổi. Anh ta nói, “bây giờ mà ông Lê Hiếu Đằng lập đảng đối lập thì sẽ bị đàn áp ngay!” Mình rất ít quan tâm tới các đảng phái chính trị nhưng cũng để xem rồi đây điều gì sẽ xẩy ra?

Chàng đại tá bộ đội đặc công đương chức này cũng thừa nhận, năm 1974, đảng ta cũng đã có một thoả thuận nhờ Trung Quốc giải phóng Hoàng Sa hộ, nào ngờ sau năm 1975, ta không đòi lại được nữa! Nếu lời anh ta nói là có cơ sở thì đúng là "Tin bạn mất vợ, tin bợm mất bò!". Ngu dốt cũng là một tội, đặc biệt, vì ngu dốt mà để mất nước thì tội còn lớn hơn rất nhiều!

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Mẹ của Uyên, Kha – Hai bà mẹ anh hùng!

Nguyễn Hàm Thuận Bắc: Do bận công tác nên tôi được biết về kết quả phiên toà phúc thẩm xét xử Phương Uyên và Nguyên Kha tại Long An hôm 16/8 quá muộn màng. Phương Uyên được giảm án còn 3 năm tù treo. Còn bản án 4 năm tù giam của Nguyên Kha hãy còn quá nặng! Phải chăng còn cần phải có thêm một phiên toà giám đốc thẩm nữa để giảm án cho Nguyên Kha?

Theo tôi trong vụ án này, hai em Uyên, Kha đã bị đày đoạ oan uổng, nhưng các em hãy còn trẻ, đây chỉ là cuộc tập dượt đầu đời của những người anh hùng trong tương lai mà thôi. Người chịu nhiều thiệt thòi nhất, đau khổ nhất chính là hai bà mẹ: mẹ Kim Liên của Nguyên Kha và mẹ Nguyễn Thị Nhung của Phương Uyên! Nhân Tết Vu Lan năm 2013, cho con xin được gửi đôi lời tới hai mẹ. Nhiều đêm con cứ băn khoăn, nếu không có những bà mẹ như hai mẹ Kim Liên và Nguyễn Thị Nhung thì trong tương lai, chắc gì chúng con đã còn Tổ Quốc Việt Nam để mà yêu thương và bảo vệ, Mẹ Việt Nam ơi!

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

VÀI LỜI NHẮN GỬI PHƯƠNG UYÊN

Đặng Huy Văn: Chị Nguyễn Thị Nhung mẹ của cháu Phương Uyên tầm tuổi con tôi, nên tôi xin phép được coi cháu Phương Uyên như là một đứa cháu ngoại. Hai hôm nay ngồi xem các Video Clip về phiên toà phúc thẩm tại Long An và các lời phát biểu của cháu Uyên sau khi được trả tự do, tôi rất khâm phục. Cháu còn nhỏ tuổi mà đã tự bào chữa được cho mình như thế là rất thông minh và can đảm. Nhưng, với một tâm hồn sáng trong như thiên thần ấy, sống với loài người trong một xã hội đầy bất trắc này, cháu còn phải học tập, rèn luyện và phấn đấu rất nhiều để trở thành một NGỌN CỜ YÊU NƯỚC nhằm tập hợp thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống giặc Tàu ngoại xâm và bè lũ tham nhũng nội xâm hôm nay.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Nhớ Nguyễn Tiến Trung nghĩ về Uyên – Kha

Kính gửi các quí vị cộng tác viên

Những ngày qua, do điều kiện ít thời gian vào mạng và cả điều kiện kỹ thuật nên bài gửi tới không được đăng kịp thời. Rất mong được sự cảm thong của quí vị

Nhớ Nguyễn Tiến Trung nghĩ về Uyên – Kha


Giới cầm quyền Việt Nam hiện nay, một khi còn biết nói về khái niệm đạo lý, liêm sỉ, lương tâm, pháp luật v.v... nghĩa là họ còn hiểu được làm "người" không dễ nhưng cũng không quá khó. Do đó, cần nhắc lại trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung để ĐCSVN ngẫm lại hành xử có xứng đáng với sự "quang vinh muôn năm" mà họ tụng ca hay không (!).

NƯỚC NON SẼ NHỚ PHƯƠNG UYÊN!

Đặng Huy Văn: Vừa nhận được tin, sau phiên toà phúc thẩm hôm nay, 16/8/2013 tại Long An, Phương Uyên được giảm án từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm cho hưởng án treo và được trả tự do ngay tại toà. Tôi vô cùng hạnh phúc! Tôi theo dõi vụ án Nguyễn Phương Uyên đã gần một năm nay, có những đêm phải thức trắng vừa khóc vừa viết bài. Nay nhờ sự đấu tranh của cộng đồng người Việt cả hải ngoại và trong nước cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế nên bước đầu đã có một kết quả có thể chấp nhận được. Lẽ ra, cháu ấy còn phải được phong tặng danh hiệu "anh hùng chống Tàu cứu nước”, nhưng vào thời điểm này kết quả đó cũng tạm coi là thắng lợi.

TRỐNG MỘT CHỖ NGỒI

Tặng PU

Nấn ná hoài rồi cũng viết cho em
Dẫu muộn màng còn hơn là im lặng
Này cô sinh viên kính cận,
này bông hoa
cài nhãn tên học trò
Trang sách nào đưa em vào cõi mơ
Mang mang chiều vàng,
miên miên cát trắng

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Nguyễn Phương Uyên trước phiên tòa sơ thẩm 16/8/2013

Trước phiên tòa phúc thẩm Phương Uyên - Nguyên Kha:

Video clip sau đây thực hiện ngày 9/7/2013 khi chị Nguyễn Thị Nhung và chị Dương Thị Tân cùng một số bạn hữu đến thăm gia đình chúng tôi. Nhân dịp phiên tòa phúc thảm xử Phương Uyên - Nguyên Kha sẽ diễn ra vào ngày 16/8 tới, chúng tôi cho công bố đoạn video clip này:

https://www.youtube.com/watch?v=8jtla9HN5JY

12/8/2013

NTT

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ NGÀY 16/08/2013?




Trước phiên tòa phúc thẩm Phương Uyên - Nguyên Kha:




Các bạn mến,

08h sáng Thứ Sáu ngày 16/08/2013 tới đây, tại Tòa án Long An, 116 Trương Định, Tp Tân An, Long An sẽ diễn ra phiên tòa xử phúc thẩm hai sinh viên yêu nước Phương Uyên, Nguyên Kha.

Chúng ta luôn dành tình cảm yêu mến, trân trọng, thương quý, cảm phục và ngưỡng mộ đến hai em. Chúng ta có thể liên tục cập nhật các tin tức, hình ảnh về hai em từ hôm nay, và đặc biệt là buổi sáng ngày 16/08.

Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Ủy ban Luật gia Quốc tế


Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Ủy ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ)


Mạng lưới Blogger Việt Nam - Vào 9.30 tối thứ 6 ngày 02/08, tại khách sạn The Davis, thủ đô Bangkok của Thái Lan, 5 blogger Việt Nam đã tiếp xúc và trao Tuyên bố 258 cho Ủy ban Bảo vệ Ký giả - Committee to Protect Journalist (CPJ

Đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam gồm có các bạn Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Thảo Chi (Sài Gòn), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội).

Ông Shawn Crispin, đại diện CPJ khu vực Đông Nam Á đã tiếp nhận Tuyên Bố 258 và trao đổi với các blogger về tình hình tự do ngôn luận và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi giới tóm tắt nội dung, mục tiêu cũng như những nỗ lực vận động quốc tế, đặc biệt là với Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các blogger từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội đã trình bày sơ bộ tình hình tự do thông tin Việt Nam, nhấn mạnh các vụ bắt bớ nhà báo.

Đối với CPJ, các bạn cũng đã đề xuất CPJ cùng với các tổ chức quốc tế khác ra kiến nghị tuyên bố phản đối điều luật 258 đồng thời xuất bản những báo cáo về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi tiếp nhận Tuyên bố 258, ông Shawn Crispin đã trình bày hoạt động liên quan đến Việt Nam của CPJ trong thời gian. Người đại diện của CPJ vùng Đông Nam Á, và cũng là một phóng viên, đã bày tỏ mối quan tâm về tình hình tác nghiệp của báo chí công dân ở VN sau khi phỏng vấn blogger Nguyễn Lân Thắng. Là một nhà báo, ông đã theo dõi và quan tâm đến Nghị định 72 trong đó cấm công dân mạng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội và phản ứng của giới blogger Việt Nam.

Ủy ban Bảo vệ Ký Giả - CPJ là một tổ chức quốc tế độc lập, vô vị lợi được thành lập vào năm 1981 bởi một nhóm phóng viên tại Hoa Kỳ để các phóng viên trên toàn thế giới, đoàn kết bảo vệ đồng nghiệp của mình trong khi hành nghề.

Ông Shawn Crispin là một phóng viên từng tác nghiệp cho các tờ báo và tạp chí the International Herald Tribune, Institutional Investor, là trưởng văn phòng của tờ Far Eastern Economic Review và Asian Wall Street Journal. Ông hiện là chủ biên của trang web Asia Times Online. 

Cuối buổi tiếp xúc, các bạn blogger Việt Nam đã gửi lời cám ơn đến Ủy ban Bảo vệ Ký Giả - không riêng đối với việc đã dành thì giờ tiếp xúc với blogger Việt Nam, mà còn những đóng góp thông tin, báo cáo, bài viết đã xuất bản về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Trước khi chia tay ông Shawn Crispin đã tặng mỗi blogger một quyển sách của CPJ, trong đó có bài của ông về tình hình tự do ngôn luận ở VN, cùng lời đề tặng "Cho tự do báo chí ở VN".


Shawn Crispin, blogger Nguyễn Anh Tuấn 
và lời ghi tặng của ông Crispin gửi blogger Nguyễn Lân Thắng - 
"Tất cả những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam"

Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục tường trình những buổi tiếp xúc vừa qua với các tổ chức quốc tế khác. 

Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Front Line Defenders Mạng lưới Blogger Việt Nam - Trong thời gian hơn 1 tuần qua, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBV) đã liên tục gặp gỡ, và trao Tuyên Ngôn 258 đến với đại diện Hội đồng Nhân quyền LHQ và các Tổ chức nhân quyền, truyền thông quốc tế. Loạt bài sau đây, được đăng tải trong những ngày sắp tới, tường thuật lại những buổi tiếp xúc này. Buổi gặp gỡ với tổ chức Front Line Defenders Vào lúc 4 giờ chiều ngày 1 tháng 8, tại Bangkok - Thái Lan, các đại diện của MLBV gồm có các blogger Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Thảo Chi (Sài Gòn), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đã gặp gỡ với đại diện của Front Line Defenders (FLD) tại văn phòng của Prachathai - tờ báo đối lập hàng đầu ở Thái Lan. Các blogger Việt Nam đã trình bày với tổ chức nhân quyền này tình hình tự do thông tin ở trong nước, sự đàn áp leo thang đối với các blogger, người viết - điển hình là việc bắt giam mới nhất đối với blogger Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy và nhà văn Phạm Viết Đào. Nội dung trao đổi cũng xoay quanh Điều 258, những vi phạm nhân quyền được biến thành luật định cũng như mục đích của cuộc vận động xóa bỏ điều luật này của blogger Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang xin được là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - nhiệm kỳ 2014-2016. Blogger Nguyễn Lân Thắng và Đoan Trang Song song với việc trình bày Tuyên bố 258, đại diện các blogger Việt Nam cũng đã thảo luận với FLD về sự hợp tác lâu dài trong tương lai để cùng nhau cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Cụ thể là hỗ trợ blogger Việt Nam trình hồ sơ lên các quy chế kiểm xét nhân quyền của LHQ và tổ chức các khóa đào tạo về an toàn thông tin cho giới blogger Việt Nam. Nhân dịp này đại diện của FLD cũng đã trình bày những hoạt động của FLD trong thời gian qua liên quan đến Việt Nam. FLD cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đã bị đánh đập vì tham gia Dã ngoại Nhân quyền và phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hiện vừa mới nhập viện vì tình trạnh sức khỏe suy yếu do hậu quả của những trấn áp vừa qua của công an. Đại diện của FLD đã hứa sẽ chính thức đưa ra tuyên bố phản đối điều luật 258 và vận động các tổ chức nhân quyền quốc tế khác cùng lên tiếng. Đồng thời FLD sẽ nghiên cứu và tổ chức những khóa học về an toàn thông tin dành cho các blogger Việt Nam. Tổ chức Front Line Defenders là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001 với mục tiêu chính yếu là bảo vệ những người hoạt động, tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới đang gặp những đe dọa. Trong thời gian qua, FLD đã hoạt động chặt chẽ với 1 số blogger Việt Nam nhằm trao đổi thông tin, trình bày với thế giới những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, và hỗ trợ một số blogger bị hành hung và gặp khó khăn trong việc chữa trị. Buổi trao đổi đã diễn ra trong không khí thân tình. Đại diện của FLD rất vui mừng vì có cơ hội trực tiếp gặp gỡ blogger Việt Nam và ngược lại các bạn trẻ cũng rất phấn khởi khi có cơ hội đại diện các bạn bè blogger để nói lên tiếng nói chung. Qua cuộc gặp, hai bên nắm rõ tình hình hoạt động của nhau, thống nhất với nhau về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, hứa giúp đỡ nhau để thúc đẩy, cải thiện tình hình nhân quyền cũng như những hoạt động tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của blogger Việt Nam. Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục tường trình những buổi tiếp xúc vừa qua với các tổ chức quốc tế khác. Mạng lưới Blogger Việt Nam tuyenbo258.blogspot.com tuyenbo258@gmail.com Posted by tuyenbo258 at 12:32 PM No comments:


HAI BỨC ẢNH TỪ CHINA

NTTạo: Một bức ảnh nói về SỐNG và một bức nói về CHẾT. Quan chức sống tranh sữa mẹ của những đứa trẻ, và những đứa trẻ (pháp luân công) chết dưới mũi súng của chính quyền để lấy nội tạng? Bạn có tin được không, dù đây chỉ là những bức ảnh?




Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

LÊ THỊ CÔNG NHÂN BỊ THƯƠNG BINH CÔN ĐỒ HÀNH HUNG

"Tôi đặc biệt yêu cầu cơ quan chức năng lưu ý sự nghiêm trọng và tinh vi của vụ việc lừa đảo này. Nếu đúng bên mua nhà – (có vẻ như) một bên bị hại lại cũng chính là kẻ lừa đảo thì đây là một vụ việc rất nghiêm trọng phải được điều tra phá án đến cùng góp phần chặn đứng làn sóng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang tràn lan ở đất nước này."


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

x0x

ĐƠN TRÌNH BÁO VÀ TỐ GIÁC TỘI PHẠM



Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam 'cải thiện đáng kể'


<= Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear


09.08.2013

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết việc báo chí Việt Nam loan tin đại sứ Mỹ David Shear phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “đã có những cải thiện đáng kể” là sai sự thật.

Ngày 7/8, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear có cuộc họp báo với giới truyền thông nội địa về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ.

Hàng loạt các báo nhà nước khi tường thuật về nội dung sự kiện này nói rằng “Một trong những điều kiện để dẫn tới việc [Mỹ] dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 7/8, đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.”

Đại sứ quán Hoa Kỳ khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”

Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi.

Tuy nhiên tính đến 4 giờ sáng ngày 10/8 (giờ Hà Nội), các trang báo điện tử trong nước bao gồm Tiền Phong, Đất Việt, Dân Trí, Sài Gòn News..v..v.. vẫn còn giữ nguyên các bản tin vừa kể.

Đại sứ quán Mỹ cho biết đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền.


Clip Blogger Việt và cuộc quốc tế vận phản đối điều 258:


Nguồn: VOA

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

NGHỀ VĂN KHÔNG SANG TRỌNG THÌ NGHỀ NÀO HƠN?

(Đối thoại với GS Trần Đình Sử )

Nguyễn Hoàng Đức


Thân ái chào giáo sư Trần Đình Sử, lâu rồi tôi không được gặp anh, nhưng vừa rồi được đọc GS qua bài có vấn đề “Phê bình kiểm dịch”, thấy nể phục giá sư quá. Dù bài đó, GS vẫn viết theo lối “tân cổ điển mô phạm”, nghĩa là ít xông thẳng ngay vào vấn đề mà bao giờ cũng dàn trận xây xong các hòn gạch móng, rồi mới xây tháp để theo dõi trận đánh. Bài của GS vẫn có cách xây móng đó, nhưng nó đã ào tới cả một luồng gió tươi mới mát mẻ và đem theo cả nội hàm “phê bình kiểm dịch” mạnh mẽ như một trận cuồng phong muốn cuốn đi tất cả lá úa cỏ khô cũ kỹ lỗi thời. Nói thật, từ lâu nay tôi vẫn định kiến các giáo sư nhú lên từ thời bao cấp có cái gì đó khuôn thước ngăn kéo mốc meo mô phạm. Nhưng khi đọc bài của GS, tôi thấy ông đã canh tân “vũ khí” cũ để đem vào một trận đánh mới. Lâu nay không có dịp gặp giáo sư, nên tôi muốn qua bài “Nghề văn không sang trọng” mới của GS, gặp gỡ ông qua trao đổi. Trong phần kết luận ông nói:

TÔI LÀ AI?

Để tưởng nhớ tướng quân Trần Độ


Tôi là một trong mười sáu người
( Mà cũng có thể là tất cả ),
là vua mà cũng không phải là vua.
Quyết sự sống của 90 triệu sinh linh.
Nhưng đến lượt mình
cũng không quyết được.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

CHÍNH TRỊ HÓA KHOA HỌC & VĂN HỌC ĐỂ “ĐÁNH” LUẬN ÁN THẠC SĨ CỦA NHÃ THUYÊN LÀ VIỆC LÀM KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG ĐÀNG HOÀNG, KHÔNG TỬ TẾ, TRÁI VỚI CHỦ NGHĨA MARX

Trần Mạnh Hảo


Thạc sĩ văn học Đỗ Thị Thoan ( bút danh Nhã Thuyên), sinh năm 1986, từng là giảng viên khoa văn trường đại học sư phạm Hà Nội ( mới bị đuổi việc) đang cực kỳ nổi tiềng với luận văn thạc sĩ :“Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” do PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn” đã được hội đồng các giáo sư phản biện cho điểm tuyệt đối 10/10 vào tháng 11-2010; sau ba năm, nay nhờ nhà phê bình văn học Chu Giang (Nguyễn Văn Lưu) và GS. Phong Lê và ngót một trăm bài “đánh” khác trên các báo “ lề phải” …mà Nhã Thuyên đường đường chính chính bước vào lịch sử văn học, một mình làm thành hiện tượng kỳ vĩ ngang ngửa với vụ án “ Nhân Văn giai phẩm” ngày xưa.

NHÃ THUYÊN – QUẦN THOA PHẢI LÀM TIỀN PHONG THAY CHO ĐÁM MÀY RÂU RÚC RÍCH THƠ

Nguyễn Hoàng Đức


Không có kẻ tiền phong không thể có miền đất mới. Khi có miền đất mới như châu Mỹ chẳng hạn, mọi giá trị của châu Âu mới được xới tung gieo hạt làm tinh khôi và tươi tắn tràn trề trong sinh khí mới. Vừa qua, nước ao tù buồn ngủ của văn học mậu dịch Việt Nam vẫn cũ như tem phiếu khi để ruồi đậu mép xếp hàng mua vài cân cá ôi, thịt thối đã sôi sùng sục và dư chấn ào ào như đám chợ búa vỉa hè. Vỉa hè ở đây không mang nghĩa dè bỉu mà là một hiện thực sống động nhảy nhót bươn chải tươi tắn của cuộc mưu sinh hơn hẳn cái thứ văn học cán bộ văn phòng lờ đờ xếp ghế và khoe con dấu. Cơn dư chấn đó dậy sóng phía sau của một chiếc xuồng vẫn còn phấp phới váy quần thoa, có cái tên đệm chữ “Thị”, mà là hai chữ “Thị” cơ chứ.

Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức

Điếu Cày, tên anh trở thành đại diện tiêu biểu chống tập đoàn bành trướng Bắc Kinh thời đại mới của dân tộc Việt Nam. Thời đại của internet chiếm lĩnh luôn cả mặt trận chống độc đảng toàn trị với bàn phím kết hợp trí não. Trí não của người Việt Nam còn đủ lương tri nhận biết: Tổ quốc đang lâm nguy cùng cực, tàn tạ mọi mặt.

Viết về Điếu Cày, đạo diễn Song Chi, người đang tị nạn chính trị tại Na Uy cho biết [1]:

"...Anh Nguyễn Văn Hải sau nhiều năm kinh doanh đã tạo dựng cho mình một cuộc sống có thể nói là không cần phải vất vả mưu sinh nữa, với 5 căn nhà-chia cho vợ cũ sau ly hôn 3 căn, giữ lại cho mình 2 căn, anh có thể sống nhẹ nhàng với thu nhập cho thuê nhà và theo đuổi sở thích nhiếp ảnh hoặc cà phê, bù khú với bạn bè".

VÀI LỜI XIN NHẮN GỬI ÔNG

Lời Tác Giả: Sáng nay, 5/8/2013, tôi đọc được một tin từ Bach Lien Nguyen Facebook(1) mà giật mình: Trung Quốc sắp tuồn bánh Trung Thu có chất độc sang Việt Nam! Tin này chính xác từ một cán bộ Việt Nam đang công tác tại Trung Quốc gọi điện thoại về. Nào rau quả độc hại, sữa bột chứa melamine, nào thịt lợn, thịt gia cầm kém chất lương…bao năm nay đang tràn ngập thị trường Việt Nam chưa đủ sao, mà nay cái bánh Tết Trung Thu của các cháu nhỏ chúng cũng không tha!

Ôi! Người bạn láng giềng "bốn tốt" của đảng và chính phủ Việt Nam tàn ác quá! Vậy,tôi xin viết vài lời nhắn gửi ông TBT của ĐCS Việt Nam, để mong ông TBT xem xét lại đường lối ngoại giao láng giềng “bốn tốt” với người đồng chí Trung Hoa “chung một Biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông!”(2) của đảng ta.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Cứ tưởng triệu tập tội phạm

Đọc cái giấy triệu tập của thẩm phán Trương Thị Minh Thơ gửi luật sư Nguyễn Văn Miếng mà cứ liên tưởng đến việc triệu tập bị can, bị cáo bởi chữ "triệu tập" và đặc biệt là chữ "tống đạt".

Đem thắc mắc này trao đổi với Luật sư Hà Huy Sơn, anh bảo, nó vẫn dùng từ như thế đấy.

Chẳng lẽ ngành tòa án lại nghèo chữ nghĩa đến thế hay sao?

Vương Nghị và câu chuyện bó đũa

Huỳnh Văn Úc


Ngày 16/3/2013 ông Vương Nghị được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào chức Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thay thế ông Dương Khiết Trì. Ông Vương Nghị sinh tháng 10/1953 tại Bắc Kinh. Chính sách một con của Trung Quốc ban hành vào năm 1980 nên kể từ đó trở đi mỗi cặp vợ chồng ở Trung Quốc chỉ được phép sinh một đứa con. Còn trước năm 1953 chưa có hạn chế nên ông Vương Nghị không phải là con một mà còn có nhiều anh chị em khác. Một hôm bố ông Vương Nghị thấy trong người không được khỏe nên gọi các con đến bên giường đưa ra một bó đũa và một túi tiền, nói rằng ai bẻ gãy bó đũa thì được thưởng túi tiền. Anh em nhà ông Vương Nghị thay nhau bẻ nhưng không ai bẻ gãy được bó đũa. Người cha lẵng lặng rút từng chiếc trong bó đũa ra và bẻ gãy một cách dễ dàng.

Blogger Việt Nam đến gặp Đại sứ Thụy Điển

Như đã thông báo trước, sáng nay, một số blogger đại diện cho Mạng lưới blogger Việt Nam sẽ đến gặp Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam để trao tận tay bản Tuyên bố 258.

Trước đó, 24/7/2013, một số blogger đã có cuộc gặp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để trao bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, gọi tắt là Tuyên bố 258 (xem tin TẠI ĐÂY)

Chiều 31/7 trao tuyên bố 258 tại Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), (xem TẠI ĐÂYTẠI ĐÂY)
Sau đây là Thông tin cập nhật từ các blogger trong Mạng lưới Blogger Việt Nam.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Cuộc thập tự chinh tuyệt thực của một blogger Việt Nam

Phạm Đoan Trang
Bản dịch của Hoàng Kim Phượng

.

Cuộc đấu tranh trong lao tù của Điếu Cày, vì những bạn tù khác

Khi tôi viết câu chuyện này thì đã là ngày thứ 38 Điếu Cày tuyệt thực. Thông tin về việc blogger nổi tiếng nhất Việt Nam đã từ chối đồ ăn kể từ ngày 20-6 đã rò rỉ từ nhà tù nơi ông bị giam giữ, căn cứ vào một bản án được tạo dựng ra là ông tuyên truyền chống phá Nhà nước. Nhà bất đồng chính kiến 61 tuổi này muốn phản đối việc nhà tù ngược đãi những tù nhân không chịu nhận tội.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày

VRNs (05.08.2013) – Sài Gòn – Ngày 02.08.2013, anh Nguyễn Trí Dũng đã gặp blogger Điếu Cày trong 12 phút (theo một băng ghi âm chúng tôi nhận được từ Trại giam số 6 – xin cho chúng tôi không công bố nguồn cung cấp băng này, để bảo đảm an toàn cho người cung cấp).Sau đây là chi tiết cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.


Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Dân chủ thụt lùi (II)

TƯỜNG THỤY


Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: "So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu"

Sắp phúc thẩm Phương Uyên, Nguyên Kha


Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên bị án 8 và 6 năm tù giam

KHÔNG ĐỀ

Góc chủ nhật:




Vợ đem sắp nhỏ về bà
Giận nhau bếp núc, cửa nhà bỏ không
Ngoài sân nhè nhẹ bóng hồng
Người yêu cũ mới bỏ chồng sang chơi.

1/8/2013
TT

CHỦ NGHĨA ANH HÙNG TRONG VĂN CHƯƠNG

Nguyễn Hoàng Đức


Trước hết, chúng ta nên minh định, thứ chủ nghĩa anh hùng kinh điển trong chiến đấu, có nghĩa là đổ máu nơi trận tuyến, hy sinh trong khói lửa thuốc súng hay đao kiếm là anh hùng. Đây là thứ anh hùng nghĩa đen, tôi thấy mình buộc phải tôn trọng. Bởi một lẽ giản đơn mình đã không làm được, cũng như không mất mát thành phế binh hay chôn vùi nơi chiến trận như người khác đã thiệt thòi. Việc này, cũng được tất cả mọi người thừa nhận một cách tự giác và mặc định. Trước kia, ở nhiều cơ quan, thường có những người du học trở về, dù học giỏi hay thuộc con ông cháu cha, nhưng dường như họ luôn luôn phải nhường chức cao nhất cho những chiến sĩ có công từ mặt trận trở về, dù cho chuyên môn của họ chưa đáp ứng.

Nhẹ lòng khi Anh tuyệt thực thắng lợi

TƯỜNG THỤY


Cả tuần qua, tôi không viết dòng nào về vụ tuyệt thực của anh Nguyễn Văn Hải và diễn biến việc mẹ con chị Dương Thị Tân đi kêu cho Anh. Đơn giản là vì tôi và mọi người luôn luôn phải bên cạnh mẹ con chị Tân để giúp đỡ họ nhưng mọi tin tức về việc mẹ con chị Tân tìm đến các cơ quan công quyền đều được cập nhật từng phút.

Trong những ngày qua, gia đình anh và những người yêu quý anh Nguyễn Văn Hải lòng như lửa đốt. Cũng như chị Tân, cháu Dũng, chúng tôi lo một điều duy nhất: Phải tìm cách cứu sống Anh. Khỏi phải nói, chúng tôi vui mừng đến thế nào khi nhận được tin của chị Tân từ Trại 6: Viện kiểm sát Nghệ An phải đến trại tiếp nhận đơn của anh Hải và Anh đã ăn trở lại. Cuộc tuyệt thực đã thành công.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

THƠ DỞ, VĂN DỞ… ĐANG ĐẮT GIÁ

Trần Mạnh Hảo


Kẻ viết bài này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm thơ dở, nên gã có một giác quan khá nhậy bén khi phát hiện ra thơ dở trong các cuộc thi thơ hoặc trong các giải thưởng văn học tầm quốc gia đến các giải thưởng thơ ca làng xã. Hơn 50 năm trước, gã đã từng được in thơ trên khá nhiều báo ( tất nhiên là báo quốc doanh), nhất là báo tỉnh ( Nam Định) của gã. Khá nhiều bài thơ của gã sến và sáo mòn như thế này, trích trong bài “Mùa vải” :

“Quả vải như trái tim
Hồng tươi khi hè đến
Tiến con tu hú chìm
Vào mùa hè thương mến”

THƠ – NGHỆ THUẬT CỦA NÔ LỆ

Nguyễn Hoàng Đức


Hai nhà lãnh đạo cao cấp gặp nhau, rồi ra thông cáo chung, dứt khoát họ không có cơ hội đọc thơ mà phải đọc Diễn văn, Rồi sau đó thể hiện bằng Diễn từ!

Các nhà ngoại giao khi đàm phán cũng vậy, không thể đọc thơ mà chỉ tranh luận, phản biện rồi thỏa hiệp cũng bằng diễn từ!

Một nhà chính trị, nhà tư tưởng, hay lãnh tụ nói trước đám đông, họ hùng biện văn xuôi chứ không thể ẻo lả mấy câu thơ vần vèo!

Trong thực tế, thơ là tiếng nói bi phẫn để oán thán hay kích động trước một cuộc vùng dậy nào đó. Bài Quốc tế ca là một ví dụ minh chứng cho nhiều bài như Mác-xây-e hay một cái tên nào khác, nó có lời:

Kim Chi và bạn bị tai nạn


Thì hôm nay, có thông tin Kim Chi đã bị tai nạn

Sự việc nêu ra trong "THÔNG BÁO KHẨN..." nói trên có liên quan đến vụ tai nạn này không, độc giả hãy tự nhận định.

Sau đây là nội dung thông báo của Thanh Tran|Facebook vào lúc 23 giờ hôm nay

Thông báo KHẨN