Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

VĂN HÓA NƯỚC NHÀ NỢ ĐỌNG – NỢ XẤU MỘT HỘI NHÀ VĂN ?

Nguyễn Hoàng Đức


Thế là Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đã xét duyệt rồi trao giải thưởng văn học năm 2012, có cả báo cáo đọc trước toàn thể nữa. Việc của Hội, hội cứ ra quân và làm triệt để tốc chiến tốc thắng. Hội có quyền có chức có con dấu do nhà nước cấp, nên Hội đã làm là phải được, và làm lấy được mới thôi. Dân ngoài Hội chỉ là đám dân đen làm sao ngăn cản bánh xe của quốc doanh mậu dịch?

Việc của hội, hội cứ làm. Việc của người dân thấp cổ bé họng chẳng lẽ lại không dám xem xét bình luận. Tôi có quan hệ khá tốt với một số thành viên trong Hội, nên tôi không có ý định ám thị bôi xấu gì. Vả lại, chữ nghĩa là bút sa gà chết, tôi viết ra rồi công bố lên mạng thì tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bạn viết, bạn đọc và công luận. Là người có lương tri công dân bình thường thấy sao phải nói vậy, là người cầm bút thì phải biết làm chứng cho thời đại của mình. Vậy tôi xin chỉ đặt ra những câu hỏi cho Ban chấp hành HNV.

Xuân đang về Trường Sa Uyên ơi!

(Viết tặng Nguyễn Phương Uyên)

Uyên ơi!
Xuân Quý Tỵ đang về
Trên Trường Sa xa xôi
Những tia nắng đầu xuân
Giăng giăng tràn mặt biển
Những cánh én lượn chao
Báo hiệu mùa xuân đến
Sóng êm ru mạn tàu
Lời ước hẹn
Nơi xa

Bán linh hồn cho quỹ dữ

Huỳnh Văn Úc



Những chi tiết hé mở đầu tiên của vụ Lê Anh Hùng



CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT ĐẤT NƯỚC BƯNG BÍT VÀ MỌI NGƯỜI DÂN ĐỀU BỊ BỊT MIỆNG

Từ trại bảo trợ xã hội 2 trở về. Tất cả chúng tôi quyết định ghé nhà Mẹ của Lê Anh Hùng.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Xin giúp đỡ khẩn thiết cho dân oan ở Vườn hoa Lý Tự Trọng

Nguyễn Tường Thụy



Trèo qua đống rơm mới thành nhà văn

Nguyễn Hoàng Đức


Viết văn tất nhiên phải dùng ngôn ngữ. Ngôn ngữ muốn lưu loát trôi chảy hùng biện và duyên dáng thì phải cần đến Ngữ pháp. Ngữ pháp là gì? Có một định nghĩa bất thành văn nhưng lại khởi nguyên và căn bản bậc nhất là: Ngữ pháp là nói theo cách nói của người quí tộc. Chẳng hạn trong tiếng Anh, nếu người ta nói “I will” thì không lịch sự bằng “I would”. Tại sao? Không tại sao cả mà bởi người quí tộc nói thế. Giờ chúng ta hãy thử phản biện câu này ngay lập tức. Nếu ngôn ngữ và ngữ pháp không nói theo người quí tộc, chẳng lẽ lại nói theo thợ thuyền? nói theo kẻ chợ? Hay nói theo nông dân quê mùa? Không! Chắc là người ta phải nói theo người quí tộc, vì đó là những người học hành nhiều nhất, lâu đời nhất về giáo dục, lại biết trọng danh dự hơn cả. Người ta thấy những người quí tộc ném găng thách đấu để bảo vệ danh dự, chứ làm gì có chuyện hai người nông dân thách đấu, hoặc hai kẻ đầu đường ném găng đòi danh dự?

Cúng cụ


ảnh HVU


Mâm cúng cụ là mâm to nhất
Để cháu con tỏ chút lòng thành
Văn cúng cụ là bài dài nhất
Đọc lại đọc đi cho đến thuộc lòng.
Cúng một ngày nào đã thấy xong
Cúng cho đến chiều tà nắng tắt
Ngủ một đêm sớm mai bảnh mắt
Mở mắt ra thấy cúng cụ rồi.
Cụ có linh thiêng, cụ hỡi, cụ ơi
Cúng như thế đã đủ chưa hở cụ?

Huỳnh Văn Úc

Tác giả gửi cho NTT blog

Tin về gia đinh Ls Lê quốc Quân.


Luật sư Lê Quốc Quân trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 8/7/2012

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Nhà văn Y Ban lên tiếng về vụ hàm ý cho rằng bà đã đạo văn

"Trong thư ngỏ trước tôi đã đưa ra những lời cáo buộc, Hội Nhà văn VN đã ra thông báo bác bỏ, rằng đã làm đúng. Trong xã hội dân sự của chúng ta Hội Nhà văn VN hoàn toàn có quyền kiện tôi ra tòa vì nếu sự cáo buộc không đúng sự thật. Cũng như tôi, tôi sẽ kiện hai ông Lê Quang Trang và ông Vũ Hồng ra tòa nếu hai ông này cáo buộc tôi đã đạo ý tưởng". (Y Ban)

Thư ngỏ: Kính gửi Những Con Người Tử Tế. 

Tôi là Y Ban, Hội viên Hội Nhà văn VN từ năm 1996. Trước khi đến với văn chương tôi là Giảng viên trường Cao đẳng Y Tế Nam Định và Trường ĐH Y Thái Bình. Khi tôi bỏ trường ĐH Y để đến với văn chương Bố tôi rất buồn. Bố bảo với tôi: Bố cho con ăn học một nghề tử tế, nay con từ bỏ để đến với cái nghề Mõ này. Năm đời nhà bố không có ai theo văn chương. May bố tôi, một bác sỹ, một cựu chiến binh đã tham gia và chứng kiến chảo lửa Quảng Trị từ 1972-1975 đã mất rồi, nếu không ông sẽ đau buồn đến thế nào?

Nhạc vàng

Huỳnh Văn Úc 

Viết nhân ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy 27/1/2013 

Tôi gọi lão là Người đàn ông hát. Lão và tôi là hai người bạn vong niên, năm nay lão đã ngấp nghé bảy mươi, còn tôi tuy đã ra trường và làm việc ở một Công ty nhưng tuổi chưa đến ba mươi, bằng tuổi con trai thứ hai của lão. Tôi mến lão trước hết vì tiếng hát. Hằng ngày lão vẫn hát với tất cả sự đam mê những ca khúc cũ của dòng nhạc bị cho là vàng, một dòng nhạc đã đi qua bầu trời văn nghệ Việt Nam với biết bao nhiêu là trầm luân khổ ải: Thành phố buồn của Lam Phương, Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, Thà như giọt mưa của Phạm Duy… Lão có chất giọng nam trung-dân sành nhạc gọi là baritone- rất trữ tình, sâu lắng, dày và đầy đặn đặc biệt ở khu vực trung âm, mỗi lần nghe lão hát lòng tôi đều xao xuyến. Lão có một hiệu ảnh nho nhỏ ở đường ven Hồ Tây, nhận làm tất cả các công việc về ảnh nên khi có nhu cầu tôi thường đến đó. 

NHẬT KÝ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG- HÀNH TRÌNH TÌM BẠN

Bùi Thị Minh Hằng



Lê Anh Hùng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược 


NHẬT KÝ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG


LÊ ANH HÙNG TRONG MỘT LẦN BIỂU TÌNH VÀ HÌNH ẢNH MỘT NỮ AN NINH THAM GIA ĐÀN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH- HÃY XEM AI TÂM THẦN?

Hoan hô ủy viên chấp hành Hội nhà văn Vũ Hồng xông lên tiêu diệt nạn đạo văn (đạo thơ) trong hội

Trước khi Vũ Hồng ra ngoài truy tìm bắt con chuột nhắc, xin quay về nội bộ ban lãnh đạo Hội mà hốt trọn ổ chuột cống trước nhé. 

Trần Mạnh Hảo 

Ngày 27/1/2013 trên Blog : http://vanchuonglus.blogspot.com có bài viết, được trích dưới đây của tác giả Hoàng Chi Hương, nêu lên việc nhà văn ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM đương nhiệm ( Vũ Hồng) hí hửng thông báo với thế giới sắp phát hiện ra một vụ đạo văn lớn. Việc làm rất chính nghĩa của nhà văn - dũng sĩ diệt đạo văn đạo thơ của Hội tuy mới ở dạng ngửi thấy sách của bà Y Ban có mùi…đạo, còn hồ nghi vì mũi ngửi văn của vị này chưa được chuyên nghiệp cho lắm như mũi của ngài cảnh sát Javert (Gia-ve) trong “ Những người khốn khổ” của V. Hugo, thì tác giả Hoàng Chi Lan đã báo động khí sớm:

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Đùa với lửa

Truyện ngắn

Lê Xuân Quang


Ðã hơn 10 giờ sáng mà văn phòng du lịch Hoài Hương cửa vẫn đóng im ỉm. Một tốp khách đến chờ mươi phút, không thây ai, lại hối hả bỏ đi. Tốp khác tới... tiếp theo một cô gái ăn vận lịch sự, khoác chiếc Manto mầu chì thẫm, dài chấm gót. Tóc cô ta dài trùm ngang vai, đeo chiếc kính râm có độ râm lớn. Mắt kính to gần như che kín cả khuôn mặt. Cô gái đứng tách ra xa tốp người, quay mặt hướng ra đường. Mấy người tỏ ra sốt ruột nôn nóng, đi đi lại lại... cuối cùng viết giấy, dán lên góc tấm bảng rồi đi. Còn một mình, cô gái cũng rời nơi đứng, sang bên kia đường, vào quán cà phê tìm chổ ngồi hướng mặt về phía cửa văn phòng vẻ bình thản.

11 giờ. Một người đàn ông lái chiếc V.W đời mới đến đỗ trưóc cửa, bóc những tờ giấy dán trên bảng, mở khóa đi vào văn phòng.

Những nguyện ước bước sang xuân Quí Tỵ

Lời Tác Giả: Xuân Quý Tỵ đang về khiến lòng tôi bâng khuâng với biết bao điều nguyện ước. Tôi ước nguyện một nước Việt Nam sớm thoát khỏi sự khống chế của giặc Tàu về mặt chính trị, nhân dân ta được sống trong tự do và dân chủ thật sự bằng sự chuyển đổi ôn hòa như Miến Điện, nhằm giữ vững được Biển Đông và đòi lại được Hoàng Sa từ bọn Trung Quốc xâm lược. Tôi kính mong mọi người Việt Nam bước sang Xuân Mới đều có chung ước nguyện cho một nước Việt Nam Đổi Mới được hòa bình, ổn định, tự do, no ấm và dân chủ thật sự để đưa dân tộc ta tiến lên cùng nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới!

Xin kính chúc Tân Xuân Quý Tỵ!

Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 phá hủy nền tảng của chính bản hiến pháp

GÓP Ý CỦA TRẦN MẠNH HẢO VỚI BẢN HIẾP PHÁP:

Trong cuộc họp báo hôm 29/12, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp là ông Phan Trung Lý đã tuyên bố: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.

Trần Mạnh Hảo

Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.

Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.

Nếu Lê Anh Hùng tâm thần thì Nguyễn Tường Thụy tâm thần nặng hơn

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


Hai hôm nay, công luận xôn xao lên chuyện Lê Anh Hùng bị cưỡng bức vào trại tâm thần. Gọi là trại tâm thần cho dễ hiểu và cho đúng trường hợp của Lê Anh Hùng, chứ thực ra nó có tên là có cái tên mỹ miều là "Trung tâm bảo trợ xã hội II" thuộc Sở Lao động-Thương binh & xã hội Hà Nội tại Ứng Hòa.

Nghe cái tên chính thức sao mà nhân đạo vậy. Ấy vậy mà người được "bảo trợ" lại kinh hoàng. Bạn bè của người được "bảo trợ" cũng kinh hoàng luôn.

Việc đưa một người tâm thần vào trại, về danh nghĩa là nhân đạo. Nhưng trong trường hợp Lê Anh Hùng thì lại là phi nhân đạo. Nó có những điều bất thường mà ai cũng dễ nhận ra.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

VĂN CAO: Uống rượu say rồi hát Quốc ca

Lê Xuân Quang


(Kỷ niệm 17 năm ngày mất của Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao (10.07.1995 – 10.7.2012), 89 năm ngày sinh (15.11.1923 – 15.11.2012)

Tấn bi kịch của giới Văn Nghệ Sĩ miền Bắc thời kỳ’’Nhân văn – Giai phẩm’’ thật đau xót, nhiều người tài năng vô cớ phải gánh chịu tai họa, Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao là một trong những điển hình.

Xuân Sách vẽ bức chân dung số 83 trong tác phẩm Chân dung nhà ăn của ông thật rõ ràng, chân phương, chỉ đọc, ‘’xem’’ qua, người ta nhận ngay ra đó là chân dung Nhạc sĩ – Thi sĩ đa tài VĂN CAO

Nghèo đói là trường đại học tốt nhất

Trần Mạnh Hảo: “BÀI VIẾT VÔ CÙNG CẢM ĐỘNG CỦA MỘT TIẾN SĨ Ở TRƯỜNG HAVARD (NGƯỜI HOA) VIẾT CA TỤNG NGƯỜI MẸ NGHÈO KHỔ ĐÃ NUỐI ÔNG ĂN HỌC THÀNH TÀI. Bài rất cảm động, Mẹ tôi ( Trần Mạnh Hảo) đã từng giống hệt bà mẹ của vị tiến sĩ này, cũng nuôi tôi trong sự nghèo đói, trong khi bố tôi bị đi tù vì địa chủ, và tội làm tay sai cho các giám mục công giáo chống cộng, khổ ải muôn phần là tuổi thơ của tôi. Đọc bài viết này, tôi không sao cầm được nước mắt, bà mẹ trong câu chuyện này y như mẹ tôi”

.***.

Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ….”

Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm,chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Phong cách Tập Cận Bình

Huỳnh Văn Úc

Thời gian gần đây dư luận ở Trung Quốc bàn nhiều đến tác phong mới mẻ của ông Tập Cận Bình. Ngày 23/1/2013 báo Le Monde (LeMonde.fr) đăng một bài phân tích của tác giả François Bougon với tựa đề: “ La Chine, le nouveau style de Xi Jinping-Trung Quốc, phong cách mới của Tập Cận Bình”. Điều đầu tiên bài báo đề cập đến là đem phong cách của ông Tập Cận Bình so sánh với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ Cẩm Đào thì lạnh lùng và quan cách. Ông Tập Cận Bình thì cởi mở và thoải mái. Ông Tập Cận Bình còn kêu gọi các quan chức phải thay đổi phong cách sống và làm việc, yêu cầu họ phải sống giản dị hơn và tránh xa lối sống xa hoa trụy lạc. Tác giả bài báo tự đặt câu hỏi: “Nguyên nhân vì sao lại phải bắt đầu từ phong cách sống của người lãnh đạo?

Ăn táo xong Văn Chinh lên chặt cây?

Trần Mạnh hảo trao đổi với Văn Chinh về giải thưởng Hội nhà văn VN

Trần Mạnh Hảo

Chúng tôi viết bài này nhằm trao đổi với nhà văn Văn Chinh về bài : “Văn Chinh: Đoạt giải xong sẽ ‘nằm ngửa, đấm với”, trả lời phỏng vấn nhà báo Dương Phương Vinh in trên báo Tiền Phong online :


“TP – Văn Chinh vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN cho cuốn sách phê bình Đa cực và điểm đến. Trong câu chuyện hậu giải thưởng, anh tỏ ra là một người đa cực – khi phán xét các vấn đề khác nhau. Anh cho biết đang thai nghén tiểu thuyết mới có tên Nằm ngửa đấm với.”

Giá được đọ với thơ Trần Quang Quý

(Thư ngỏ)

Nguyễn Hoàng Đức

Nhà thơ Trần Quang Quí thân mến, việc đầu tiên tôi xin được chúc mừng ông mới nhận giải thưởng Thơ 2012 của Hội Nhà Văn với tập thơ Màu tự do của đất. Ông và tôi xưa nay vẫn có mối quan hệ giao hảo tốt đẹp bình thường, mới đây tôi còn ngồi uống rượu cùng ông. Đã là quan hệ bình thường thì tại sao phải viết thư ngỏ? Bởi vì với cương vị Phó giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, và nhà thơ nhận giải, tôi nghĩ rất xứng đáng để coi ông như một cánh cửa, một nhịp cầu đi tới Hội Nhà Văn. Và những gì tôi viết ở đây không trực tiếp liên quan đến cá nhân ông, mà chỉ liên quan một chút đến việc của ông. Tôi bất đắc dĩ mới phải viết thư ngỏ thôi, bởi vì khi tôi hỏi nhiều lần, người ta cứ ấp úng không một lần nói rõ nghĩa lý do tại sao, mà chỉ nói “để tôi hỏi chúng nó”. Tôi cứ chờ mãi mà chưa thấy một “địa chỉ” nào. Vậy tôi bám được ông, một địa chỉ mới vừa nhận giải, nếu phật ý ông, ông ráng chịu nhé.

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Huỳnh Văn Úc

Các cụ nhà ta có câu: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Cũng cái ý ấy người Anh lại đem quả táo ra mà ví von: “An apple never falls far from the tree – Một quả táo không bao giờ rơi xa cây”. Chuyện con cháu giống ông nội hay giống cha nó là cái sự thường tình. Vậy mà cái sự thường tình ấy lại gây ra sóng gió trong quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Ngày 24/1/2013 Hãng tin KCNA của Triều Tiên công bố bài bình luận chỉ trích các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã vu khống ban lãnh đạo Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Bài bình luận nói rằng một kênh truyền hình của Trung Quốc đưa tin rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã làm phẩu thuật thẩm mỹ để có khuôn mặt giống ông nội Kim Nhật Thành. Trong bài bình luận Triều Tiên kêu gọi các phương tiện truyền thông Trung Quốc hãy tỏ ra công bằng và trung thực trong việc trình bày các sự kiện.

Trần Vinh giỗ cha trên nền nhà vừa bị đập


.
Trước đó, Trần Vinh có nói, ngày 14 tháng Chạp này, mời mọi người đến dự giỗ cụ thân sinh của Vinh.

Tôi hỏi thế tổ chức ở đâu? Vinh bảo: “Mình mất nhà đang trú ngụ nhờ sự đùm bọc của bà con, chẳng lẽ lại giỗ ở nơi mình đang ở nhờ. Không có nhà thì em cứ cúng Ông ở nền nhà cũ vậy”. Tôi bảo nhất định tôi sẽ đến.

Đinh ninh thế mà rồi tôi quên mất vì có quá nhiều mối quan tâm trong mấy ngày nay. Rồi ngày dương âm cứ lẫn lộn.

Chiều nay sự nhớ ra, chỉ còn biết xin lỗi.

Nhà Trần Vinh nằm trong 6 nhà đầu tiên bị phá trong vụ nắn đường vành đai 2,5. Tôi hỏi thì Vinh cho biết chưa nói gì đến tái định cư chưa ai nhận một xu một xèng nào. Phá cứ phá thôi.

Báo An ninh thủ đô ngày 24/6/2011 có bài “Nắn” đường vành đai 2,5 nắn “phục vụ” ai?

Bạn bè thương Vinh đã có mặt uống ly rượu nhạt với Vinh. Tôi thương Vinh Tran (nick trên facebook) lận đận, lại là nạn nhân của qui định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và của sự “nắn” láo phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó.

Xin ngàn lần xin lỗi cụ thân sinh của Vinh, con đã không đến thắp hương cho Cụ dù chỉ là trên nền đất không còn thuộc quyền quản lý của con trai cụ nữa.

25/1/2013

NTT

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Tin mới nhất ngày 25/01/2013 về vụ trả thù Lê Anh Hùng

Tin từ NoU FC FaceBook 

Sáng nay, bạn bè trong đội bóng NoU FC đã đến Trung tâm bảo trợ xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa để thăm và hỏi về tình trạng của Lê Anh Hùng.

Họ đã gặp Giám đốc trung tâm là ông Vượng, phó giám đốc là ông Lê Công Vinh đã tiếp và trả lời các câu hỏi của bạn bè Hùng nêu ra.

Ông Vượng - Giám đốc trung tâm, quê ở thôn Động phí, xã Phương tú, huyện Ứng Hòa cùng làng ông Hoàng Minh Tường nhà văn - cho biết: họ nhận anh Hùng vào đây chiều qua, có đơn của Mẹ Hùng đề nghị, có quyết định của Phòng thương binh xã hội Quận Thanh xuân.

Hỏi tình trạng sức khỏe của hùng ra sao thì ông Vượng cho hay: anh ấy bình thường, trung tâm cũng chưa có cho uống thuốc, chưa tiêm gì cả. Bạn bè yêu cầu cho thăm gặp thì ông Vượng nói không đựơc vì Mẹ anh Hùng yêu cầu chỉ có bà được gặp. 

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Mùa xuân với khát vọng bình thường

(Với Văn Cao)
Nguyễn Hoàng Đức
Tình cờ, anh bạn Bùi Quang Minh mời chúng tôi đến nhậu bình thường.
Trong một khoảnh khắc bình thường – nhưng lại mang một số biến cố của lịch sử dồn dập đến như tiên tri và định mệnh.
Chúng tôi gồm bốn người. Một người bạn chợt đưa ra một chủ đề đặc biệt, khi nhắc tới bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao, bài hát được sáng tác ngay cuối năm 1975 – đất nước thống nhất và được phát lần đầu tiên vào Xuân Bính Tí 1976 (nhưng ca khúc bị phê bình là không đúng đường lối, không phục vụ thể chế, vì thế bản nhạc đã bị cấm phát hành. Nhưng các chương trình Việt ngữ tại Moskva vẫn phát bài hát, nên Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Năm 2000, tức 5 năm sau khi Văn Cao mất, bài hát cùng các tác phẩm khác của Văn Cao mới được biểu diễn trở lại).

Thông báo về tình trạng khẩn cấp của Lê Anh Hùng

Lúc 13 giờ ngày 24-1-2013 tôi đã cho đăng thông báo này trên facebook cá nhân:

Xin thông báo đến toàn thể bà con anh chị em bạn bè và đề nghị share thông tin này đi khắp nơi
Đồng thời ai là người thân , bạn bè gần gũi với Lê Anh Hùng xin cho biết thêm thông tin và số điện thoại liên lạc của Hùng để mọi người cùng biết
Vào lúc hơn 10h sáng nay 24-1-2013 Lê Anh Hùng đã bị 6 công an Hưng Yên đưa đi khỏi nơi tạm trú và làm việc của cậu ấy với lý do 'làm việc về vấn đề tạm trú" - Nhưng cho đến lúc này chưa thả và không ai có thông tin gì về Hùng

Thông tin tiếp theo về Lê Anh Hùng:

Theo Ngô Nhật Đăng | facebook, hiện nay Lê Anh Hùng đang bị giữ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội 

Tìm hiểu thêm trên trang thông tin của Sở Lao động-Thương binh & xã hội thì thấy thông tin về Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội như sau: 


1. Thông tin chung: 

- Tên đơn vị: Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội 
- Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa, Hà Nội 
- Điện thoại: 0433.771135 – 0433.771136 
- Email: ttbtxh2_ soldtbxh@hanoi.gov.vn 

Lê Anh Hùng bị bắt?

Xin thông báo đến toàn thể bà con anh chị em bạn bè và đề nghị share thông tin này đi khắp nơi

Đồng thời ai là người thân , bạn bè gần gũi với Lê Anh Hùng xin cho biết thêm thông tin và số điện thoại liên lạc của Hùng để mọi người cùng biết

Vào lúc hơn 10h sáng nay 24-1-2013 Lê Anh Hùng đã bị 6 công an Hưng Yên đưa đi khỏi nơi tạm trú và làm việc của cậu ấy với lý do 'làm việc về vấn đề tạm trú" - Nhưng cho đến lúc này chưa thả và không ai có thông tin gì về Hùng

Việc làm này có gì đó không chính danh....và rất có khả năng sẽ NGUY HIỂM cho Lê Anh Hùng khi ai cũng biết trong thời gian qua cậu ấy đã lên tiếng tố cáo đến 70 lần những việc vi phạm tày trời liên quan đến cả những lãnh đạo cao cấp nhất của nhà cầm quyền.

Vì vậy tôi kính mong mọi người hãy quan tâm theo dõi và lên tiếng nhằm bảo vệ cho người anh em, người bạn , người đồng đội của chúng ta

Hiện tại tôi không có bất cứ thông tin gì thêm về Lê Anh Hùng ngoài thông báo việc Hùng bị bắt đi sáng nay...Xin mọi người ai biết gì HÃY LÊN TIÊNG!

Theo Bui Thị Minh Hăng | facebbook:

Đồng lõa và sau lưng

Hà Văn Thịnh 


<= Dân Lý Sơn đau xót nhìn về Hoàng Sa 

NQL: Về tư cách ĐBQH thì bác DTQ có công, đáng khen ngợi. Chỉ phiền là bác hay trả lời pv tào lao quá, cũng phải nói cho bác rút kinh nghiệm, hi hi 

Trả lời BBC, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Dương Trung Quốc cho rằng việc TQ chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.1.1974 có sự “ đồng lõa”của Hoa Kỳ(!) Ông còn nói thêm rằng Pol Pot gây chiến tranh với VN là nhờ có Hoa Kỳ '' đứng sau lưng ''(?) 

Biện pháp hòa bình của ta khác với biện pháp hòa bình của Philippines

Sự kiện Philippines chính thức đưa vấn đề Trung Quốc cùng với đường lưỡi bò chín đoạn ra Tòa án quốc tế đang làm nóng các mặt báo, không chỉ ở ta mà còn trên toàn thế giới. Đồng loạt, các hãng tin nổi tiếng, hàng đầu của truyền thông quốc tế như CNN, VOA, BBC, RFI, WSJ, ABCnews …đều đã đăng tải, cho thấy bộ mặt hung hãn và nhơ nhớp của bọn bành trướng Bắc Kinh bị phơi bày ra ánh sáng trước toàn thế giới như thế nào. 

Qua vụ này, không biết sự bẽ mặt, ê chề của Trung cộng đối đối với quốc tế có làm “tiết giảm lòng tham” của bọn chúng được chút nào không, chỉ biết là cho đến giờ này, Bắc Kinh hầu như chưa có phản ứng gì. Tân Hoa Xã chỉ đăng lại lời nói của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, còn các tờ báo khác của Đảng và chính phủ TQ chưa thấy lên tiếng. Chắc là vì quá bất ngờ và xấu hổ. 

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không cần ghi điều 4 vào Hiến pháp

.

Hiến gan cho quỷ

MINH DIỆN 


KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. 

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Sao ông không về với Háng Đông vài buổi

Lời Dẫn: VTV1 trong chương trình “Chào Buổi Sáng” ngày 12/1/2013 đã đưa một phóng sự rất nóng lên truyền hình về chuyện hơn một trăm em học sinh cấp 1-2 của xã vùng cao Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đang phải tá túc trong những căn lều tuềnh toàng dựng tạm bên sườn núi trong giá rét, nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C, có hôm ban đêm xuống dưới 4 đô C. Lều tạm nơi các em ở không có cánh cửa, các em phải trèo lên vách để chui ra chui vào bằng một lỗ hổng gần mái lều. Các em phải nằm trên các tấm ván trải trên sàn nhà với những tấm chăn mỏng. Ban đêm những hôm trời mưa, mái lều bị dột nước lênh láng sàn nhà, các em phải đốt lửa lên để sưởi ấm suốt đêm.

Dõng dạc Philippines

Huỳnh Văn Úc

Hãng thông tấn The Associated Press đưa tin trong cuộc họp báo vào ngày 22/1/2013 Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết là nước ông đã khiếu nại trước một tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Các yêu sách của Bắc Kinh đã phạm vào các vùng mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tại cuộc họp báo ông ngoại trưởng cho các nhà báo biết rằng Bộ Ngoại giao nước ông đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Philippines để thông báo về việc chính quyền Manila đã kiện Trung Quốc trước tòa án trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà cả hai nước đều đã phê chuẩn.Giải thích về quyết định của Philippines, Ngoại trưởng Albert del Rosario xác định : “ Philippines đã sử dụng gần như cạn kiệt mọi con đường chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng các thủ tục trọng tài sẽ đạt tới một giải pháp lâu bền “.

Hai bãi nước bọt của đàn bà nhổ bay đám đàn ông háo danh nước Việt

Hôm nay, nói chuyện với Hoàng Đức, mình bảo coi chừng vì tội đăng bài của ông mà blog của tôi lại bị đánh sập thêm lần nữa đấy. Lúc ấy tôi sẽ bắt đền ông. Hồi tôi đăng loạt bài của ông Trần Mạnh Hảo vì vụ thơ thần thánh gì đó, cũng bị sập rồi, cùng đợt với Trần Nhương, Bà Đầm Xòe. Một mất thì mười ngờ, nào dám khẳng định cho ai.

Đức cười khà khà. Mình bảo nói thế thôi, ông còn gửi tôi còn đăng. Tôi có tội quái gì cơ chứ. Ông chửi ông này bà nọ là mồm ông chứ có phải tôi đâu mà chúng nó ghét tôi. Tôi nói trước là nếu có ai viết bài chửi ông,  gửi tôi, tôi cũng đăng liền. Tất nhiên đã gọi là phản biện thì phải có lý lẽ, có minh chứng, có văn hóa chứ không phải là kiểu "thằng chó", "Đm mày" hay là "thằng này ngu". Vừa qua tôi khá rộng rãi trong việc duyệt còm đấy.

(Chữ "chửi" dùng khi nói chuyện với Hoàng Đức chứ mình không bao giờ đăng bài nào mang tính chửi bới cả)

Lại nhớ có lần Hoàng Đức bảo, các còm có ý kiến trái chiều hoặc mắng mỏ tôi như thế nào, anh cứ duyệt chứ đừng vứt vào thùng rác nhá. Xem ra, tay này bản lĩnh ra phết. :)

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Thơ Thanh Thảo – Chuyên gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người làm

Nguyễn Hoàng Đức 

Thanh Thảo là nhà thơ lớp chống Mỹ rất lừng danh! Nhưng lừng danh bởi cái gì thì tôi chưa được đọc nhiều. Một lần thấy chương trình nói về thơ Thanh Thảo với bài “tủ” rất nổi tiếng của ông, tôi đã rất chăm chú lắng nghe. Tôi thấy Thanh Thảo bước ra bãi cỏ và đọc bài “Dấu chân qua trảng cỏ”. Bài thơ chẳng có cảm xúc hay cái nhìn gì đặc biệt. Ngay cái tên của nó cũng gợi lên cho ta một chủ đề hết sức bình thường. Nếu văn học là đi qua thông tin cấp một, thì đầu đề bài thơ chỉ là 1,1 thông tin, với một khung cảnh, một cảm trạng. hay một suy tư kéo theo rất nhỏ nhắn. Đi thẳng vào bài thơ nó mới là niềm thất vọng lớn. Nó nhạt không thể nào tả được. Nếu mục đích của nó không “són ra” một tí tuyên truyền thì nó chẳng có gì để nói. Một tí đó nằm ở cuối của bài thơ

Vài nhận xét nhỏ sau khi đọc bài “Không hố sâu thật sự “ của Lưu Đình Triều

Có lẽ tác giả bài này đã quên hoặc cố tình quên đi một việc là anh ta có được cuộc sống và vị trí nhất định như ngày nay nhờ do vị thế của người cha trong chính quyền, một cuộc sống mà tuyệt đại đa số những ai đã bị “cải tạo” như anh không thể có được.

Với tôi thì việc cưỡng bắt hàng chục ngàn người phục vụ chính quyền Miền Nam đi cải tạo là việc làm không có nhân tính và là một trong những việc làm dã man, tàn ác nhất của BTC sau khi chiến tranh chấm dứt trên đất nước Việt Nam. Hàng động này đã hủy diệt hạnh phúc và cuộc sống đầm ấm của bao nhiêu gia đình mà đại đa phần là nạn nhân của cuộc chiến.

Ải Nam Quan


Huỳnh Văn Úc

<= Ảnh: Trấn Nam quan
Ải Nam Quan có từ thời nhà Hán, thời đó gọi là Úng Kê Quan. Đến đời vua Gia Tĩnh nhà Minh (cai trị Trung Quốc từ năm 1521 đến năm 1566) đổi tên là Trấn Nam Quan, ở đó có một công trình xây dựng gọi là Đài Ngưỡng Đức hai bên tả hữu lợp bằng cỏ. Năm 1774 quan Đốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Đang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch, lợp ngói. Đời nhà Thanh đến năm Ung Chính thứ ba (1725) án sát tỉnh Quảng Tây tu bổ lần nữa, các công trình xây gạch dựa theo chân núi, cửa quan ở quảng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”. Cửa này có khóa, chỉ khi nào có công việc giao dịch giữa sứ bộ hai nước mới mở. Bên trên cửa quan có trùng đài, treo biển đề bốn chữ “Trung ngoại nhất gia”. Phía bắc cửa quan có “Chiêu đức đài”, phía nam cửa quan có “Ngưỡng đức đài” dành cho sứ bộ nước Nam làm chỗ nghỉ chân.

Rượu cũng đèn cù

Cửa hàng đại lý rượu đây
Rượu xịn chúc tết của tây xin mời
Toàn rượu được biếu cả thôi
Các bà ký gửi, phần tôi hoa hồng
"Rượu đèn cù " rượu chạy vòng
Lại mua - lại biếu - lại trong cửa hàng
Rượu được tới chỗ quan sang
Chưa ấm chỗ lại vội vàng ra đi
Tình cảm lễ nghĩa là chi
Người tính ra thóc - kẻ quy ra tiền

Đào Sỹ Quý
Tác giả gửi cho NTT blog

Trả váy yếm cho chủ … trò – Chuyện dân gian không có kiểm chứng

Nguyễn Thái Sơn


“Hội đồng Làng” do lão Chánh Tổng làm Chủ…Trò, gồm một số vị có chức có sắc trong làng, lại có cả mấy ông Tú, cụ Đồ tham gia cho thêm phần…dân chủ.

Cứ vào dịp cuối năm, khi đông sắp hết xuân gần về, “Hội đồng Làng” lại bình xét để chọn ra những cô gái “dệt vải giỏi”, “cấy lúa cừ” trong năm trước để trao giải thưởng. Giải này có tên là HỒN LÀNG. Phải công tâm mà nhận ra rằng: phần lớn các vị tham gia xét Giải HỒN LÀNG đều có Tâm có Tầm có Tiết tháo, nhưng không “xoay chuyển” được lão Chánh Tổng “một mình một mâm” “một mình một xe”. Mà lão có chỉ làm Chủ…Trò một Hội đồng Làng nơi cư ngụ đâu, mà còn “đảm đương thêm” chức Chủ…Trò của cả Tổng (Làng của lão chỉ là một phần của cái Tổng này).

Cuộc xét giải năm ấy, cũng như mọi năm, không có “tai” này thì lại vướng “tiếng” nọ. Thực ra giải thưởng của HỒN LÀNG cũng chỉ mang yếu tố tinh thần là chính, chứ “ vật chất” đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là mấy giải “yếm đào”, dăm cái “váy lụa váy xồi”. Chả biết năm ấy bình xét thế nào mà mấy cô mấy bà tức lộn ruột, nhất loạt mang yếm, mang váy được “trao tặng” đến trả cho lão Chủ…Trò. Mà mấy bà mấy cô cũng…quá thể quá quắt lắm kia, làm thế khác nào “quàng yếm vào cổ”, “đập váy nào mặt” Chủ…Trò. (May mà cả yếm lẫn váy các bà các cô đều chưa xử dụng) chứ không thì…uế tạp chết.

NTS

Tác giả gửi cho NTT blog

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Chuyện xưa: Câu Tiễn là vua nước Việt. Khi Ngô vương Phù Sai chuẩn bị tấn công nước Việt, Câu Tiễn mang quân chủ động đánh trước. Vì xem thường binh lực của nước Ngô mà Câu Tiễn bị thua to ở Phù Tiêu, đem tàn quân trốn tránh ở núi Cối Kê.

Phù Sai đem quân bao vây Cối Kê, Câu Tiễn buộc phải xin hàng. Ông bị đưa về nước Ngô làm con tin. Ông dùng khổ nhục kế, tỏ ra một lòng một dạ với Ngô Vương kể cả phải nếm phân chẩn bệnh cho Phù Sai, nên Phù Sai cho là ông đã mất hết ý chí bèn tha cho về.Thời gian ở nước Ngô cũng như khi được thả về nước, Câu Tiễn phải chịu rất nhiều nhục nhã và lao khổ để nuôi chí báo thù. Ông bỏ giường, lấy gai lót lên nền nhà để nằm. Quả mật đắng luôn luôn treo ở gần, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Mỗi lần như thế là một lần Câu Tiễn tự hỏi: "Đã quên nỗi nhục ở Cối Kê chưa?". Cụm từ nếm mật nằm gai" sinh ra từ đó

Tên các anh còn mãi ngàn sau

Huỳnh Văn Úc

Ngày 19/1/2013 các bạn trẻ ở Hà Nội đã thả xuống Sông Hồng
74 ngọn hoa đăng để tưởng nhớ các liệt sĩ trận hải chiến Hoàng Sa.

Mười chín tháng Giêng
Ngày này ba mươi chín năm về trước
Bảy mươi tư người đã hy sinh vì nước
Những anh hùng bảo vệ Hoàng Sa.
Ngày này năm nay
Chúng em kết bảy mươi tư đóa hoa
Mang bảy mươi tư ngọn lửa,
Dẫu biết rằng các anh không còn nữa
Chúng em vẫn thả xuống sông Hồng,
Sông Hồng sẽ mang chúng ra Biển Đông
Gửi đến vong hồn liệt sĩ.
Tên các anh còn mãi ngàn sau
Lòng chúng em còn mãi nỗi đau.











Tác giả gửi cho NTT blog

Thư gửi bà Huỳnh Thị Sinh, vợ cố trung tá Ngụy Văn Thà

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013


Kính gửi Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;

Thưa Bà;

Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!

Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.


Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Lại một lời từ chối "giải bằng khen" của Hội nhà văn

Trong "giải Bằng khen" đăng ở NÓNG GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012 thấy văn xuôi có: Trò chơi hủy diệt cảm xúc của nhà văn Y Ban, Một thế kỷ bị mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam.

Tuy nhiên, cũng trong bài viết đó trên blog Nguyễn Trọng Tạo, "nghe nói là nhà văn Y Ban từ chối “giải bằng khen” với một bức thư ngỏ gửi BCH Hội Nhà Văn có câu “Khi bức thư này đến tay các quý vị cũng có nghĩa rằng tôi chính thức chối bỏ chức Ủy viên Hội đồng Văn xuôi”.

Nay Blog NTT lại nhận được bức thư của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối "giải bằng khen" của Hội nhà văn, như vậy "giải bằng khen" còn lại cũng bị từ chối nốt.

Thư ngỏ gửi Hội Nhà Văn VN

Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được HNV VN công bố tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của tôi.

Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của HNV .

Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học.

18/1/2013
NTT

Cơ hội tự sỉ cho các nhà văn Việt Nam

Nguyễn Hoàng Đức 

Việc nữ nghệ sĩ Kim Chi từ chối nhận giải thưởng từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là một trường hợp xưa nay chưa từng có ở Việt Nam. Để bình bầu có lẽ chị cũng đứng vào hàng vĩ nhân lương tâm của thế giới. Kim Chi chỉ là diễn viên điện ảnh, có nghĩa là, chị chỉ là người dùng ngoại hình để thể hiện nghệ thuật. Chị hiển nhiên là phận đàn bà – nữ nhi – chân yếu tay mềm, vậy mà dám dấn thân dũng cảm sống theo tiêu chí của lương tâm mình, phù hợp với ý chí chung của công ước quốc tế và dân chúng lương thiện, đủ thấy đáng chiêm ngưỡng đến mức nào! Vậy mà hãy nhìn đa số các nhà thơ, nhà văn, văn nghệ sĩ, hay trí thức của nước Việt ta, dù là những tác giả có tư duy và sáng tạo bởi bộ não, cảm xúc đòi hỏi phải tinh tế, vấn đề trọng đại và vĩ mô của tinh thần, đã có vị nào dám từ chối giải thưởng lớn đến thế chưa, hay là các vị còn bận chen chúc nhau lách qua kẽ cửa hẹp của Hội Nhà văn, rồi đua nhau kiễng gót hái giải thưởng từ cấp làng, cấp xã, cấp tỉnh, rồi trung ương?

Lời thương từ bà quả phụ Ngụy Văn Thà

Lời Tác Giả: Chỉ còn đúng một ngày nữa là tròn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đó đã được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược. Do phía Trung Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kĩ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đã thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và xả thân vì Tổ Quốc của các chiến sĩ ta thì muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi danh.

Đặc biệt trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đó, Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã mưu trí dũng cảm hạ gục được hai chiến hạm 389 và 396 của bọn Trung Quốc xâm lược. Nhưng HQ 10 cũng đã bị hư hỏng nặng, nhiều chiến sĩ hi sinh và bị thương trong đó có Đại Úy Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Lúc đó, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đã quyết định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và các anh đã tiếp tục nã đạn vào các chiến hạm của TQ. Cuối cùng các anh đã bị chết chìm cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19/1/1974, tức ngày 27 tết Giáp Dần! Quân ta đã có 74 chiến sĩ hi sinh anh dũng.

Hoàng Sa – Tường trình 35 năm sau: Kỳ 3+4


Bùi Thanh


(Hồi ức của nhân chứng Lữ Công Bảy trên chiến hạm HQ 4)


Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa

Hoàng Sa – Tường trình 35 năm sau: Kỳ 1+2



Nhân kỷ niệm 39 năm ngày mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng, chúng tôi xin giới thiệu lại loạt bài "Hoàng Sa - Tường trình 35 năm sau". Tác giả là Bùi Thanh, khi ấy là phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ. Ông bị mất chức trong vụ "khủng hoảng báo chí hậu PMU-18".
Nhân kỷ niệm 39 năm ngày mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng, chúng tôi xin giới thiệu lại loạt bài "Hoàng Sa - Tường trình 35 năm sau". Tác giả là Bùi Thanh, khi ấy là phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ. Ông bị mất chức trong vụ "khủng hoảng báo chí hậu PMU-18".

"Hoàng Sa - Tường trình 35 năm sau" là khúc ca bi tráng của các chiến sĩ quân lực Việt Nam cộng hòa, khoét sâu vào tâm khảm mỗi người Việt Nam chân chính.

Hồi ức này báo Tuổi trẻ đăng năm 2009. Theo Dân Luận thì khi bài viết được báo Tuổi Trẻ biên soạn lại, nhiều đoạn của bản gốc đã bị cắt bỏ. Chính vì lẽ đó, chúng tôi lấy theo Dân Luận, tức là lấy theo blog Bùi Thanh.

Cũng theo Dân luận, Tuổi Trẻ mới đăng được 2 kỳ thì cáo lỗi với bạn đọc. Tuy nhiên, hiện nay ta có thể đọc được cả 3 kỳ của Tuổi trẻ ở:

Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau - Kỳ 1: Hoàng Sa trong ký ức một đảo trưởng

Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau - Kỳ 2: Biển động

Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau - Kỳ 3: 30 phút và 35 năm

Xin phép tác giả, xin phép trang Dân Luận được đăng lại loạt bài viết này.

Công an Hà Nội vi phạm pháp luật: Ghép tội trốn thuế, bắt giam thai phụ

VRNs (17.01.2013) – Hà Nội – Hôm qua, ông Trần Đình Huy đã gởi một lời Kêu cứu khẩn cấp đến các tổ chức Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung Ương, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Các tổ chức bảo vệ bà mẹ, trẻ em Việt Nam và Quốc Tế, Các bà mẹ đang mang thai trên toàn thế giới, Các cơ quan truyền thông Việt Nam và Quốc Tế, để xin mọi người lên tiếng cứu vợ ông là bà Nguyễn Thị Oanh đã bị bắt và tạm giam một tháng qua, vì là trợ lý cho một giám đốc bị gán ghép cho tội trốn thuế.

Trong thư, ông Huy viết: “Theo điều 2 khoản 88 Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 2003 có quy định như sau: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ rang thì không được tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Tết Quý Tỵ sắp đến rồi, em ơi trở về đi

Lời Tác GiảTôi vừa nhận được lá thư của kỷ sư Nguyễn Ngọc H., một sinh viên cũ của tôi tại Sài Gòn kể về người bạn gái cùng quê Châu Thành, Tây Ninh đã lấy chồng Đài Loan cách đây 7 năm. Bấy lâu nay, anh ta cứ tưởng cô ấy đã được sống trong hạnh phúc với người chồng Đài. Ai ngờ vừa rồi, khi về thăm quê ghé nhà ba má cô bạn gái, anh ta mới được gia đình cho xem bức thư cô ấy vừa gửi về nói rõ tình trạng khốn khổ của cô đã phải chịu đựng người chồng vũ phu tại Đài Loan hơn 7 năm qua. Sau khi được ba má của cô gái xác nhận đó là sự thật, anh ta vô cùng sửng sốt nên đã kể cho tôi câu chuyện này qua lá thư đó. Tôi xin phép được chép bức thư ra thành văn vần và xin được trân trọng gửi tới quí vị độc giả gần xa để mong được sự sẻ chia của quí vị nhân dịp Tết Quý Tỵ.

Lại về điểm trường đỉnh non

Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn 


Tháng trước tôi lại về thành phố Lào Cai hướng dẫn giáo viên và học sinh thực hành thí nghiệm Vật lí hiện đại – Nhiệt,quang,từ,điện,lượng tử.Theo kế hoạch,buổi chiều cuối cùng tôi sẽ đi thăm hoa địa lan SaPa và trại nuôi cá tầm,cá hồi lưng núi.Nhưng học sinh trường chuyên lại muốn gặp tôi sau giờ học lí thuyết buổi chiều,khoảng ba giờ chiều.Tôi đành khất lần sau sẽ thực hiện nốt kế hoạch,còn bây giờ tất cả vì học sinh thích học hẵng.Sau khi phổ biến cho học trò những kinh nghiệm làm thực hành và giải các bài tập lí thuyết, tôi hỏi: “Các con có suy nghĩ gì sau nhiều lần thầy về trường hướng dẫn thực hành và nâng cao,mở rộng kiến thức”.Một nữ sinh giơ tay phát biểu: “Thưa thầy từ nay con sẽ không chỉ học vì phục vụ nhân dân chung chung mà học để thành người lao động giỏi nuôi sống mình,đền ơn bố mẹ,nuôi gia đình,con cái mình, và đóng góp nhiều cho xã hội”.Một nam sinh to khỏe đẹp trai giơ tay phát biểu: “Thưa thầy con đồng ý với bạn Như,nhưng con sẽ quyết học giỏi để làm được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao từ các tài nguyên Việt Nam để bán cho nước ngoài lấy tiền về cho tỉnh nhà chứ không bán nguyên liệu thô như bây giờ người ta đang làm”. Tôi nhận ra đấy là em Lê Quốc Quân, đợt trước khi tôi lên đây giảng,buổi tối bố em đã đến trường để cùng các bạn đợi làm thí nghiệm cùng tôi. 

Sử xanh còn mãi mãi với thiên thu

Vũ Doanh

Sử sách còn ghi
Lòng người còn nhớ
Ngày mười bảy tháng hai
Năm một ngàn chín trăm bảy mươi chín
Dương Đắc Chí chia đường từ Lào Cai tiến sang,
Hứa Thế Hữu đem binh từ Lạng Sơn kéo lại,
Quân giặc hùng hùng hổ hổ
Diễn trò tiền pháo, hậu tăng,
Những mong dùng biển lửa, biển người
Hòng bắt quân dân ta khuất phục,
Hướng Lạng Sơn có ba quân đoàn
Hướng Cao Bằng có ba quân đoàn
Hướng Lào Cai có ba quân đoàn
Dân binh, dân công đến hàng chục vạn.
Quân ta đã đề phòng nơi hiểm yếu, chặt mũi tiên phong
Dân quân du kích lại chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.
Ngày mười bảy tháng hai Đồng Đăng giao tranh ác liệt
Điểm tựa Thâm Mô, căn cứ Pháo Đài,
Trận Lạng Sơn ngày hai mươi bảy tháng hai
Cầu Khánh Khê, xã Hồng Phong còn tanh máu giặc.
Quân giặc đã điên cuồng, hèn nhát
Triệt phá xóm thôn, bắn giết dân lành
Hận thù này còn ghi đậm sử xanh
Vết tội ác muôn đời không rửa sạch.
Ngày mồng năm tháng ba Đặng Tiểu Bình tuyên bố rút quân
Ngày mồng chín tháng ba quân giặc còn gây ra thảm sát
Giết người không ghê tay bằng rựa, bằng dao
Bốn mươi ba người giếng sâu ném xác
Tỉnh Cao Bằng, xã Hưng Đạo huyện Hòa An.
Hỡi ơi! Quân mọi rợ thời trung cổ cũng không bằng
Thương lắm! Ruột quặn đau mà tuôn trào nước mắt.
Hãy nhớ lấy! Những người lính gan vàng dạ sắt
Đừng có quên! Tội ác của quân thù
Sử xanh còn mãi mãi với thiên thu.

Tác giả gửi cho NTT blog

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Danh dự với văn học

Nguyễn Hoàng Đức 


Danh dự là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản trực tiếp nhất là: Tên gọi của một người trong giá trị. Trong tiếng Pháp người ta vẫn nói “au nom de” – nghĩa là Nhân danh ai đó. 

Khi nhân danh ai đó, chắc hẳn là phải cái danh trong sáng, vinh quang, hay cái tên gọi chân thật của người ta. Một thằng kẻ cướp nhảy ra chặn đường người khác, hô lên “Võ Tòng” đây, thì dù nó có giả trá cỡ nào, cái tên “Võ Tòng” phải có thực, thì nó mới mong dùng tên đó để nhát mọi người. Một kẻ lừa đảo nói to “nhân danh công lý”, cũng vậy, dù sao kẻ đó cũng muốn mọi người được ám ảnh về một công lý thực. 

Danh dự là thứ chói sáng nhất, ý nghĩa nhất, sống còn nhất của con người, nhưng cũng chính vì thế mà khi bị ô danh, nó là lý do mãnh liệt nhất khiến con người thấy mình không còn lý do để sống. Một văn hào có viết “Tôi chưa thấy ai treo cổ vì đói rách, trái lại càng khổ sở thì người ta càng khát sống, nhưng thấy rất nhiều chiếc cổ treo trên thòng lọng vì không tìm ra ý nghĩa cho đời sống của mình”. 

Quan đèn cù

Cường hào ác bá nơi A
Nhiễu nhương lắm bị kêu ca phàn nàn
Thế nhưng số được làm quan
Nơi B hắn đến chức càng to hơn
Hỏi ai cho rõ nguồn cơn
''Chạy tội-lên chức" nhẹ hơn lông hồng
"Quan đèn cù" chạy lòng vòng
Cốt che -chắn -đậy để hòng xuôi êm
Kỷ luật đá hất lên trên
Phúc nhà hắn lại gặp "hên" gặp thời
Ở đâu hắn cũng thế thôi
Là sâu mọt hắn đâu rời ác, tham
"Đánh bùn sang ao" tràn lan
"Quan đèn cù " vẫn an toàn về hưu

Đào Sỹ Quý

Chết cho tổ quốc hay chết cho hòa bình và ổn định khu vực?

Trên mộ bia chung ghi tên các chiến sĩ đã hy sinh ở biển Đông, trong đó có 3 chiến sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 tại Gạc Ma, có tạc dòng chữ như sau: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì hòa bình và ổn định khu vực.” 

Tức là những người này hy sinh không phải vì bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc mà “vì hòa bình và ổn định khu vực”.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Bà Kim Chi trả lời là đúng thời điểm

Nguyễn Tường Thụy

Lúc này, tôi không có ý định viết bài ca ngợi bà Kim Chi nữa. Đã có rất nhiều bài viết hay và tôi cũng đồng tình. Bên cạnh những lời ca ngợi, đây đó vẫn có những ý kiến chê việc bà từ chối viết báo cáo thành tích để được thủ tướng khen thưởng là "không kín kẽ và hơi bộp chộp".

Ý kiến này của blogger Hiệu Minh đưa ra sau khi bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cho rằng, đây mới là chỉ chuyện trong nội bộ "chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích".

Vấn đề đặt ra ở đây là, nếu bà Kim Chi không muốn trong nhà có chữ ký của thủ tướng thì bà nêu ý kiến vào lúc nào cho phù hợp?

Đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia

Huỳnh Văn Úc

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc thì dự trữ ngoại hối của nước này đứng thứ nhất thế giới với con số 3.290 tỷ USD. Đó là một số tiền khổng lồ. Với tiềm lực như thế Trung Quốc đẩy mạnh cuộc bành trướng ra các thị trường nước ngoài. Từ tháng Giêng đến tháng 11 năm 2012 khối lượng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 62,5 tỷ USD. Theo Asia Times Trung Quốc là nước có đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào Campuchia với số tiền lên đến 8 tỷ USD cho 360 dự án khác nhau trong vòng 7 tháng đầu năm 2011. Ngày đầu năm 1/1/2013 tờ báo The Phnom Penh Post đăng một bài báo với tựa đề China to invest $ 9.6 b in Cambodia-Trung Quốc đầu tư 9,6 tỷ USD vào Campuchia.Hơn chín tỷ đô la là số tiền Trung Quốc sẽ đổ vào Campuchia trong năm 2013 vào ba dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chế biến thép. Quặng sắt sẽ được khai thác ở Preah Vihear rồi chế biến thành sắt và thép, sau đó vận chuyển về Trung Quốc theo đường biển. Trung Quốc sẽ xây dựng tuyến đường sắt dài 405 km chạy xuyên qua năm tỉnh từ nơi khai thác sắt và thép là tỉnh Preah Vihear đến Kampong Thom, Kampong Chnang, Kampong Speu, và điểm đến sau cùng là tỉnh duyên hải Koh Kong, tại đây Trung Quốc còn xây dựng một hải cảng ngó ra Vịnh Thái Lan và hướng về vùng biển Trường Sa của Biển Đông.

Vinh thành ký- phần 3

Thượng tá Đồng là người hỏi cung tôi. Mọi chuyện xoay quanh chúng tôi từ đâu đến,giờ nào, đi mấy người, mục đích gì.

Sau đó đến chuyện đêm hôm qua đến lúc bắt chúng tôi về.

Tôi trình bày đầy đủ, họ hỏi về vụ clip tung lên mạng đoạn họ gọi là đoàn công tác đang làm nhiệm vụ. Tôi nói không biết ai quay, ai tung. Họ hỏi quen ai ở Vinh, tôi cũng chẳng quen ai.

Chả mấy chốc đến trưa, thượng tá Duệ đứng giữa sân gọi tôi đi ăn cơm cùng ông. Khi chúng tôi ra sân thì đoàn xe đặc chủng chở phạm nhân đang ở giữa trại. Đáng phải ngăn tôi vào phòng, thì rất đông công an vây quanh xe không cho phạm nhân xuống, dù cửa xe đã mở, họ chờ tôi chậm rãi đi qua. Công an cũng không thúc tôi đi nhanh, họ cũng đứng kiên nhẫn như sẵn sàng cứ đợi như thế đến khi nào tôi đi qua xe tù , mặc dù tôi cố tình đi chậm để chờ đợi nhìn thấy các phạm nhân, nhưng hàng chục người công an đứng khoan thai như thể muốn nói là biết tỏng ý đồ của tôi và họ không hề sốt ruột cái chuyện tôi lần khần .

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Vinh thành ký- phần 2

Lúc 6 giờ sáng tôi mở mắt, hai người bạn vẫn ngủ say. Tôi mở cửa ban công nhìn xuống đường nhìn. Trời vẫn mưa lắc rắc và rét buốt. Bên kia đường, bên này đường, hai đầu đường, quanh khách sạn có khoảng 40 dân phòng chia làm mấy tốp, dùi cui, băng đỏ chỉnh tề. Chưa kể những người thường phục đứng quanh họ.

Một chốc có thêm chiếc xe tải to chở đến 30 dân phòng nữa, họ đổ xuống và đi thẳng vào khách sạn đứng quanh cửa. Những người dân nhìn họ rồi nhìn khách sạn ngạc nhiên như hỏi có chuyện gì. Tôi quay vào pha trà, cầm cốc trà trên tay với điếu thuốc, quấn thêm cái khăn. Tôi đứng ban công hút thuốc, uống trà và nhìn mấy chục người dân phòng đi lại trong giá rét thấy họ thật vất vả.

Quay vào tôi gọi hai người bạn đang ngủ say.

- Dậy đi, sắp bắt rồi, có gì thì chuẩn bị đi.

Vinh thành ký phần 1

Tôi vào đến Tp Vinh lúc 10 giờ 30, thành phố Vinh chìm trong cái giá lạnh và mưa. Hai thằng chúng tôi vội vã vào ngay cái khách sạn nhìn thấy đầu tiên. Tôi làm thủ tục đặt phòng, trình chứng minh thư. Tôi nói với lễ tân cho buồng 3 người, một người nưã sẽ đến. Lễ tân hỏi chứng minh thư, tôi đưa CMT của mình và hỏi thêm - có cần của 2 người kia không.?

Cô lễ tân nhìn tôi ngạc nhiên, chắc cô nghĩ tôi thuê khách sạn lần đầu. Thường thì ở khách sạn nào cũng thế, một người trình chứng minh thư là đủ. Bởi thế cô nhìn tôi thông cảm và nói không cần. Chả lẽ cô ấy nói không cần mà tôi lại cứ đưa cô ấy bắt phải nhận, thế thì cũng lạ, tôi đành phải để mọi việc diễn ra theo lệ thường.

Thôi đành khép lại

.

Thôi đành khép lại chữ quen
Trót đưa ánh mắt nhìn em khác thường
Mùa xuân về rắc tơ vương
Cho nên mới thử nhớ thương một lần.

Thôi đành khép lại chữ thân
Trót quen thì tránh, đừng gần gũi nhau
Kẻo ngày xuân chẳng dài lâu
Đò giang không thuận, sông sâu khó lường.

Thôi đành khép lại chữ thương
Trót thân xin chớ vấn vương, bồi hồi
Trái tim sao chẳng chịu lời
Em không xa lánh để rồi khổ theo.

Thôi đành khép lại chữ yêu
Trót thương, nào đã bao nhiêu ngọt lành
Cái hôm tôi để tang mình
Là hôm em liệm mối tình trái ngang.

Cầu Kiều ai bắc mà sang
Bên kia em lệ hai hàng, đơn côi
Bên này cô độc mình tôi
Làm sao có thể quen thôi bây giờ.

TƯỜNG THỤY

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Trung Quốc và nạn tham nhũng

Huỳnh Văn Úc

Từ năm 1995 Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International-TI) đưa ra chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) để đánh giá tình trạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. CPI được tính trên thang 0-100 với mức 0 là mức tham nhũng nhất thế giới và mức 100-minh bạch nhất thế giới. Đứng đầu bảng xếp hạng năm 2012 là ba quốc gia Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand cùng đạt 90 điểm. Đứng hạng bét là Afghanistan, Triều Tiên, và Somalia cùng đạt 8 điểm. Ngoài chỉ số CPI với thang điểm 0-100 mức độ tham nhũng còn được đánh giá theo thứ hạng. Trong 176 nước được khảo sát nước nào càng tham nhũng thì thứ hạng càng cao. Trung Quốc có chỉ số CPI 39 và được xếp hạng 75.

Hiện tượng Kim Chi


Võ Văn Tạo

“Sấm sét giữa trời quang”

Một ngày sau khi lá thư gửi hội Điện ảnh Việt Nam của nữ diễn viên khóa 1 – đạo diễn điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cảm ơn Hội quan tâm, nhưng từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, với lý do xác đáng: “ tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác bị xúc phạm ” đăng tải trên mạng, đài BBC có bài phỏng vấn chị . Hàng trăm bạn đọc trong và ngoài nước, trong đó có nhiều trí thức tên tuổi và cương trực, bày tỏ kính phục, ngưỡng mộ nhân cách cao cả, khí phách phi thường của chị. Không ít « mày râu » thổ lộ tự lấy làm hổ thẹn trước một « quần hồng » Kim Chi, hết dám nghĩ phận đàn bà, “xướng ca vô loài”. Nhiều người biết ơn chị can đảm thét lên từ lồng ngực đất nước bị đè nặng lâu nay bởi khốn khó, nguy cơ giặc trong, thù ngoài. Đó cũng là tiếng lòng của hàng triệu con dân đất Việt. Rõ ràng, đây không chỉ đơn thuần chuyện nghệ sĩ với danh hiệu khen thưởng.

Bất ngờ quá!


1

.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Người Buôn Gió đã trở về

Tin miễn phí :)

Giới còm sĩ và blogger nghênh chiến với ông Hồ Quang Lợi

Nguyễn Tường Thụy

Tin Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet đăng trên báo Lao động đã tạo ra nguồn cảm hứng cho giơi blgger và còm sĩ không lề (tôi tạm gọi là không lề vì nhiều blogger không cho mình là lề phải, cũng không nhận mình là lề trái, lại có người gọi là lề dân).

Đã có tuyên chiến thì phải có người nghênh chiến, không thì buồn biết bao. Và giới blogger và còm sĩ không lề đã sẵn sàng nghênh chiến với ông Hồ Quang Lợi.

Theo ông Lợi thì lực lượng của ông khá hùng hậu. 900 dư luận viên là 900 cái mồm cãi và tuyên truyền. Nhưng có lẽ "đáng sợ" hơn cả là là lực lượng "phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh", nhóm "chuyên gia" tham gia "bút chiến" trên mạng Internet. Nghe mà rùng mình.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Tham ô

Tham ô em, ấy tham tình
Thực ra hai đứa chúng mình tham nhau
Anh tham em trái tim giàu
Em tham anh thấu nỗi đau nhân tình.

Cái tham quan chức khác mình
Em ngây thơ quá, đâu rành lối đi.

Đuổi chợ chẳng ai thèm bì
Mớ rau, lạng thịt cái gì cũng xong.
Chỉ cần mảnh đỏ làm băng
Còi treo trước ngực mấy thằng rõ oai.

Ngày xưa ai đó ghét ai
Rủa quân xó chợ, thứ hai đầu đường
Giờ phong bì nặng sếp thương
Cho ra đứng giữa phố phường bắt xe.

Biển xanh biển đỏ vỉa hè
Thu về kiếm cốc nước chè, bữa trưa
Quán làng đủ món cầy tơ
Đã cùng hội lại say sưa cùng thuyền.

Quan to trọng chức, cao quyền
Miếng ăn dễ lộ, có bèn bõ chi
Muốn xong việc phải phong bì
Tên mình thôi, chớ có ghi người cầm.

Còn quan dự án trên tầm
Ruộng vườn "giải phóng", đâu cần ai cho
Ba xu một chút đền bù
Bán vàng mấy lạng - tham ô nào bằng.

Bao nhiêu tham ấy nhì nhằng
Thành sâu một búi con vàng con xanh
Sâu không diệt được thôi đành
Đừng tham đất nước dâng anh Tàu Phù

NTT

Bên trong tổ tò vò có gì?

Phạm Toàn

Dân gian có câu ca Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quyện nhau đi… Có mà Giời biết bên trong tổ con tò vò thực sự có gì, nên câu ca này cũng có nghĩa tương đương với xanh vỏ đỏ lòng, hoặc với câuSông sâu còn có kẻ dò…

Bên Tây thì có chuyện về thần Hermes, cái đồng chí thần này chuyên làm nhiệm vụ truyền tin, thông báo những “Lời” của Đấng Sáng tạo Tối cao. Nhưng cái nhà ông thần này lại có tính chơi khăm, nghịch ngợm, ông ấy hay lỡm thiên hạ, bằng cách thông báo “Lời” của Bề trên một cách ỡm ờ, úp mở, thậm chí có khi còn cắt xén nữa cho thiên hạ mỏi cổ đoán mò rồi thì tha hồ mỏi miệng cãi nhau.

Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet

Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nêu kinh nghiệm "Tổ chức nhóm chuyên gia" đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

.
Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Ảnh: Vietnamnet

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Ngu chi ngu rứa

Nguyễn Tường Thụy


Ba ông công dân Hà Nội vào thành phố Vinh (Nghệ An) đang nghỉ ở khách sạn thì nửa đêm, chục tên công an đến đòi khám đồ. Không cho khám thì đòi kiểm tra chứng minh nhân dân. Kiểm tra rồi vẫn lởn vởn quanh phòng nghỉ. Cuối cùng chúng ập vào bắt ba người đi. Rồi lại đưa trở lại để kiểm tra phòng ở. Chẳng hiểu thế nào mà cuối cùng, Trương Dũng và Lân Thắng lại được thả ra lúc 10 giờ đêm từ trụ sở công an thành phố Vinh.

Tin đến lúc này, 10 giờ 20' đêm, Bùi Thanh Hiếu thì vẫn bặt vô âm tín.

Gọi điện cho Lân Thắng thì được biết chúng áp giải hai người thả xuống nhà ga. Ý là muốn tống về Hà Nội. Hai người chưa biết tính thế nào, kêu rét quá anh ạ. Đi Nghệ An mà cứ như vào nước lạ. Làm gì có nước Nghệ An?

Câu đố

.

Xứ nào giãy mãi mà không chết
Thiên đường nào đầy ắp khổ đau
Nơi nảo trí tuệ đỉnh cao
Chất xám thì ít mà sâu thì nhiều.

Kẻ nào đã bao nhiêu thế kỷ
Cướp nước ta, cai trị dân ta
Kẻ nào nuốt trọn Hoàng Sa
Lưỡi bò khoanh, bảo ao nhà tới đây.

Kẻ nào thù lại xoay thành bạn
Rồi hô hào phải chịu ơn sâu
Kẻ nào lý tưởng ruồi bâu
Vì sổ hưu phải cùng nhau giữ gìn.

Bia chiến công nào đem đục bớt
Cuộc chiến nào không được nói ra
Thân nào bỏ ở Gạc Ma
Mà hương khói lạnh mà hoa héo tàn.

Nước nào rặt quan tham cai trị
Ác với dân quỵ lụy kẻ thù
Nhìn sang biên ải đong đưa
Toan đem đất nước dâng cho thiên triều.

NTT



Phản động hay tiến bộ?

Vũ Quốc Ngữ

Tôi không định viết bài định nghĩa thế nào là phản động, vì về hai khái niệm này, Luật sư Nguyễn Văn Đài có một bài viết theo tôi nghĩ là rất đầy đủ. Ai còn mơ hồ hay chưa rõ về hai khái niệm này, có thể tìm đọc bài viết “Phản động là gì?” của Ls Đài được đăng trên BBC.


Tôi nhắc lại hai khái niệm này bởi vì hôm nay một người quen cũ gọi tôi là phản động. Người này hiện nay là cán bộ kiêm giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giai đoạn 2004-2006 chúng tôi quen nhau vì cùng học ở Đại học Wageningen (Hà Lan), khi ấy tôi học chương trình master, và anh này học tiến sĩ.

Cập nhật tin tức xung quanh phiên tòa xử 14 thanh niên công giáo

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)



Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Trước khi bị bắt, Luật sư Lê Quốc Quân đã để lại những lời tâm huyết.

"Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà Tổ Quốc đã trao tặng cho mình".

(Lê Quốc Quân)

Nghe băng âm thanh Lequocquan 2012 (1)

Tôi có may mắn là người gần gũi Luật sư Lê Quốc Quân nhiều hơn bình thường trong những ngày trước khi anh bị bắt. Lê Quốc Quân đã biết được những nguy hiểm sẽ đến với mình trong 1,2 ngày tới nhưng anh không hề tỏ ra nao núng hay sợ hãi. Trong những bữa tiệc mừng Giáng sinh, anh vẫn hồn nhiên, vui tươi, nhiệt tình, vẫn cất lên những tiếng hát với một tấm lòng vô cùng trong sáng đối với đất nước, với dân tộc.

Những lời tâm huyết trên đây đã thể hiện những điều đó.

Anh thanh thản đối mặt với hiểm nguy. Một người bạn nói anh là con người "chính nhân quân tử". Tôi cho rằng nhận xét ấy hoàn toàn chính xác.

Xuân này con không về

'Từ nay con sẽ cố gắng tập nói "Con yêu Mẹ" mỗi ngày'

Hoàng Việt


Mẹ Việt Nam ơi. Một Mùa Xuân nữa lại đang đến. Con xin lỗi Mẹ vì con chưa thể về thăm Mẹ,

Mẹ biết không, con thật nhớ Mẹ, thật thương Mẹ và biết rằng Mẹ còn nhớ con, những đưa con xa Tổ quốc ngàn lần. Trái tim Mẹ đang the thắt vì quê hương mình khổ đau. Con biết Mẹ ngậm ngùi chua xót khi phải nhìn những đứa con yêu thương của Mẹ vì biển đảo quê hương, vì quyền sống của con người mà phải chịu đọa đày, đau khổ. Quê hương mình đang chảy máu, bật lên những tiếng kêu thống thiết của những người dân oan, của những đứa con mất cha, của người vợ mất chồng. Họ chết không phải vì chiến tranh loạn lạc hay rủi ro mà chết vì bàn tay của những người xưng là "công an nhân dân". Họ đã chà đạp lên pháp luật, đã đánh, đã giết những đứa con của Mẹ bởi những lý do chẳng có gì đáng nói.

Ngòi bút bầy đàn – Rết nhiều chân sao có thể bay

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức


PV: Thưa anh… thưa anh…

NHĐ: Sao hôm nay anh có vẻ ấp úng thế?

PV: Quả thật tôi có ấp úng thật, sau bài, à sau cuộc đối thoại về “Lương tâm nhà văn…” mới nhất, đã có ý comment cho rằng, ông Hữu Lý này là ai? Có thật không? Hãy dẹp tiệp ông này đi, nên tôi cũng ái ngại… Tôi muốn hỏi anh…

NHĐ: Thôi, xin phép, tôi hiểu anh muốn nói gì rồi, tôi chơi với anh từ thủa “connaissance” còn lạ gì cách nghĩ của anh! Nhạc sĩ thiên tài Schumann nói: “không ai mời người câm dạy nói”. Đó là điều hiển nhiên. Nền học vấn châu Âu cũng khẳng định “ Cái gì không nói ra mồm thì không phải là tri thức”. Nghĩa là mọi hiểu biết của con người chỉ được chấp nhận khi phản ánh qua miệng, hay chữ viết, từ đó mới có thể cấp bản quyền.Kinh Thánh Tân Ước do Chúa Jesus phát ngôn sau đó được các môn đệ chép lại mà thành. Kinh Phật cũng do Phật Thích Ca rao giảng sau được các phật tử ghi chép lại.

Từ Mùa xuân Praha 1968 đến Cách mạng Nhung năm 1989

Huỳnh Văn Úc

Mùa xuân Praha 1968

Mùa xuân Praha 1968 bắt đầu cách nay đã 45 năm khi nhà cải cách người Slovak của Tiệp Khắc-ông Dubcek lên nắm quyền lực trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ngày 5/1/1968 và kéo dài đến ngày 21/8/1968 khi quân đội Liên Xô và các nước thành viên Hiệp ước Warsawa tấn công Tiệp Khắc để ngăn cản cuộc cải cách. Những nỗ lực của ông Dubcek nhằm trao thêm quyền cho công dân, dân chủ hóa đất nước, nới lỏng các hạn chế với giới truyền thông, bãi bỏ các hạn chế tự do ngôn luận. Ông Dubcek cũng ủng hộ việc chia Tiệp Khắc thành hai nhà nước độc lập là Séc và Slovakia cùng tồn tại trong một liên bang.

Đêm 20 rạng ngày 21/8/1968 hai mươi vạn quân và hai nghìn xe tăng của quân đội các nước thuộc Hiệp ước Warsawa gồm Liên Xô, Bulgari, Ba Lan và Hungary vượt biên giới tiến vào Tiệp Khắc. Cuộc hành quân nhanh chóng kết thúc và tới sáng ngày 21/8/1968 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng hoàn toàn. Cuộc xâm lược đã gây ra một làn sóng di cư của dân chúng với con số ước tính lên đến ba chục vạn người. Dubcek mất quyền lực. Người thay thế ông là Gustav Husak đã xóa bỏ hầu hết các biện pháp cải cách. Mùa xuân Praha 1968 tuy thất bại nhưng đã trở thành bất tử trong âm nhạc và văn học với những tác phẩm để đời của Karel Kryl và Milan Kundera.

Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước ở Biên giới phía Bắc?

Posted by basamnews on 06/01/2013

Chiều nay, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt của anh, Anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1978-1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược.

Câu hỏi trên đặt ra dành cho các báo, tưởng như ngô nghê, nhưng lại là thực.

Còn người trả lời cuối cùng phải là các vị ở Ban Tuyên giáo TƯ: Có hay không chuyện cấm các báo nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” khi nói về người Anh hùng mà thế hệ trẻ đã và đang học tập tấm gương, nhưng lại không được biết kẻ nào đã giết anh?