Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Mao Trạch Đông vi hành

Huỳnh Văn Úc
 .

Quảng trường Thiên An Môn là quảng trường lớn nhất nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh có sức chứa hàng chục vạn người. Trên quảng trường có tòa lầu Thiên An Môn cực kỳ hoành tráng. Đây là cửa phía nam của Hoàng thành được xây dựng từ năm 1420, đời Minh có tên là Thừa Thiên Môn, đến đời Thanh đổi tên là Thiên An Môn. Chính tại tầng hai của tòa lầu này ngày 1/10/1949 Chủ tịch Mao Trạch Đông đã long trọng tuyên bố trước thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ngoài lầu Thiên An Môn trên quảng trường còn có các công trình hoành tráng khác. Bên phải quảng trường là trụ sở Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, bên trái là Bảo tàng lịch sử, phía nam là Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân và cạnh đó là Nhà kỷ niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông.Bức chân dung Chủ tịch Mao Trạch Đông được treo trang trọng ở chính giữa trước lầu Thiên An Môn.
Tính đến thời điểm hiện tại đây là bức chân dung được vẽ bằng tay lớn nhất thế giới. Ngay từ đầu tháng 9/1949 những công việc chuẩn bị cho ngày lễ tuyên bố thành lập nước được khẩn trương tiến hành trong đó có việc vẽ và treo bức chân dung Mao Trạch Đông. Người ta dựng một giá vẽ bằng gỗ cao ba tầng rồi căng vải lên đó. Người ta phải dùng ba tấm vải ghép lại với nhau để có một tấm kích thước cao 6 mét rộng 4,6 m. Bức chân dung được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu cho đến cuối tháng 9/1949 thì hoàn thành và đây là bức đầu tiên được treo ở Thiên An Môn. Kể cả trọng lượng của phần khung bức tranh nặng một tấn rưỡi. Những bức tranh chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông treo ở Thiên An Môn sau đó cứ mỗi năm thay một lần. Những bức tranh mới được vẽ xong vào khoảng cuối tiết lập thu và được treo lên để thay tranh cũ vào dịp chuẩn bị lễ Quốc khánh 1/10. Những bức tranh về sau này được vẽ trên một tấm vải duy nhất chứ không ghép lại từ ba tấm. Đó là công trình sáng tạo của nhà máy dệt sợi bông Cáp Nhỉ Tân kết hợp với nhà máy dệt thảm Thiên Tân. 

Harland Sanders (1890-1980) người Mỹ là cha đẻ của món gà rán Kentucky được bán trong chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC (Kentucky Fried Chicken) nổi tiếng có mặt trên khắp thế giới. Số ông lận đận long đong từ tấm bé, mười tuổi đi làm thuê trong nông trại, mười lăm tuổi làm nhân viên điều khiển giao thông, mười sáu tuổi đi lính. Sau khi rời quân ngũ ông làm nhân viên hỏa xa, bán bảo hiểm, lái phà, bán lốp xe và học luật theo kiểu đào tạo từ xa. Sự nghiệp kinh doanh bắt đầu khi ông mua lại một quán cà phê ở Kentucky. Ông bắt đầu nổi tiếng khi tìm ra một công thức kết hợp mười loại thảo mộc và gia vị trộn với bột để ướp gà trước khi chiên. Năm 1935 để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực Thống đốc bang Kentucky đã phong tặng cho ông danh hiệu: “ Kentucky Colonel” (đại tá Kentucky). Vào một ngày chủ nhật năm 1939 ông đã thêm vào công thức tẩm ướp loại gia vị thứ 11 khiến cho miếng gà rán trở thành ngon miệng tuyệt vời. Rồi ông bán những gói gia vị và công thức chế biến cho những chủ nhà hàng trên khắp nước Mỹ. Hầu hết các cuộc làm ăn của ông được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Cho đến bây giờ chuỗi nhà hàng KFC đã có mặt trên khắp thế giới trong đó có nhà hàng KFC ở bên rìa quảng trường Thiên An Môn. Ở phía bên kia con phố đối diện với nhà hàng là Nhà kỷ niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông. Phía trước mặt nhà hàng treo bức chân dung của cha đẻ món gà rán KFC, một bức chân dung với những nét vẽ gân guốc và cách điệu một người đàn ông có tuổi với cái trán cao và chiếc nơ đen thắt ở cổ. Từ sáng sớm đến đêm muộn nhà hàng không lúc nào vắng khách. 

Đã quá canh ba. Đêm muộn. Sương khuya trên quảng trường Thiên An Môn vắng vẻ. Chủ tịch Mao Trạch Đông lặng lẽ bước xuống từ bức tranh. Ông muốn đi vi hành trên quảng trường. Đi đâu? Từ lâu ông đã biết có sự hiện diện của Harland Sanders- cha đẻ món gà rán KFC trên quảng trường này và muốn gặp mặt. Hai người gặp nhau và nói với nhau những gì? Sau đây tôi ghi lại một phần nào nội dung cuộc đối thoại giữa hai người. Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm lấy tay người đối diện: 

- Chào ông! 

- Chào Ngài. Chúng ta là bạn. 

- Phải! Chúng ta là bạn kể từ ngày Tổng thống Richard Nixon có chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1972 và hội đàm với tôi, một chuyến thăm lịch sử đánh dấu sự thay đổi của cục diện thế giới. 

- Và cũng nhờ chuyến thăm đó mà tôi có hân hạnh hiện diện trên đất nước rộng lớn của Ngài. 

- Và cũng vì ăn món gà rán KFC của ông mà đám thanh niên con cháu chúng tôi thay đổi hẳn cách tư duy. 

- Như Ngài thấy đấy, nhờ họ thay đổi cách tư duy nên nước Trung Hoa vĩ đại của Ngài đã trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới. 

- Và sẽ trở thành cường quốc số một ngay trong thế kỷ 21 này. 

- Cũng có thể như thế lắm, thưa Ngài. >�� `� Pv� t lần. Những bức tranh mới được vẽ xong vào khoảng cuối tiết lập thu và được treo lên để thay tranh cũ vào dịp chuẩn bị lễ Quốc khánh 1/10. Những bức tranh về sau này được vẽ trên một tấm vải duy nhất chứ không ghép lại từ ba tấm. Đó là công trình sáng tạo của nhà máy dệt sợi bông Cáp Nhỉ Tân kết hợp với nhà máy dệt thảm Thiên Tân.



Harland Sanders (1890-1980) người Mỹ là cha đẻ của món gà rán Kentucky được bán trong chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC (Kentucky Fried Chicken) nổi tiếng có mặt trên khắp thế giới. Số ông lận đận long đong từ tấm bé, mười tuổi đi làm thuê trong nông trại, mười lăm tuổi làm nhân viên điều khiển giao thông, mười sáu tuổi đi lính. Sau khi rời quân ngũ ông làm nhân viên hỏa xa, bán bảo hiểm, lái phà, bán lốp xe và học luật theo kiểu đào tạo từ xa. Sự nghiệp kinh doanh bắt đầu khi ông mua lại một quán cà phê ở Kentucky. Ông bắt đầu nổi tiếng khi tìm ra một công thức kết hợp mười loại thảo mộc và gia vị trộn với bột để ướp gà trước khi chiên. Năm 1935 để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực Thống đốc bang Kentucky đã phong tặng cho ông danh hiệu: “ Kentucky Colonel” (đại tá Kentucky). Vào một ngày chủ nhật năm 1939 ông đã thêm vào công thức tẩm ướp loại gia vị thứ 11 khiến cho miếng gà rán trở thành ngon miệng tuyệt vời. Rồi ông bán những gói gia vị và công thức chế biến cho những chủ nhà hàng trên khắp nước Mỹ. Hầu hết các cuộc làm ăn của ông được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Cho đến bây giờ chuỗi nhà hàng KFC đã có mặt trên khắp thế giới trong đó có nhà hàng KFC ở bên rìa quảng trường Thiên An Môn. Ở phía bên kia con phố đối diện với nhà hàng là Nhà kỷ niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông. Phía trước mặt nhà hàng treo bức chân dung của cha đẻ món gà rán KFC, một bức chân dung với những nét vẽ gân guốc và cách điệu một người đàn ông có tuổi với cái trán cao và chiếc nơ đen thắt ở cổ. Từ sáng sớm đến đêm muộn nhà hàng không lúc nào vắng khách.

Đã quá canh ba. Đêm muộn. Sương khuya trên quảng trường Thiên An Môn vắng vẻ. Chủ tịch Mao Trạch Đông lặng lẽ bước xuống từ bức tranh. Ông muốn đi vi hành trên quảng trường. Đi đâu? Từ lâu ông đã biết có sự hiện diện của Harland Sanders- cha đẻ món gà rán KFC trên quảng trường này và muốn gặp mặt. Hai người gặp nhau và nói với nhau những gì? Sau đây tôi ghi lại một phần nào nội dung cuộc đối thoại giữa hai người. Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm lấy tay người đối diện:

- Chào ông!

- Chào Ngài. Chúng ta là bạn.

- Phải! Chúng ta là bạn kể từ ngày Tổng thống Richard Nixon có chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1972 và hội đàm với tôi, một chuyến thăm lịch sử đánh dấu sự thay đổi của cục diện thế giới.

- Và cũng nhờ chuyến thăm đó mà tôi có hân hạnh hiện diện trên đất nước rộng lớn của Ngài.

- Và cũng vì ăn món gà rán KFC của ông mà đám thanh niên con cháu chúng tôi thay đổi hẳn cách tư duy.

- Như Ngài thấy đấy, nhờ họ thay đổi cách tư duy nên nước Trung Hoa vĩ đại của Ngài đã trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới.

- Và sẽ trở thành cường quốc số một ngay trong thế kỷ 21 này.

- Cũng có thể như thế lắm, thưa Ngài.
Chủ tịch Mao Trạch Đông dừng lại và sau một phút đắn đo nói tiếp:

- Có thể tôi và ông trong một tương lai gần sẽ không có dịp chuyện trò trong những đêm thanh vắng như thế này.

- Vì sao vậy thưa Ngài?

- Ngày 8/11/2012 vừa rồi đám con cháu chúng tôi khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Chúng đã dám cả gan không treo ảnh của tôi trên phông sân khấu của hội trường. Chúng đã dám làm như thế thì một ngày không xa bức chân dung khổ lớn nặng một tấn rưỡi của tôi treo trước lầu Thiên An Môn chúng ngần ngại gì mà không gỡ bỏ đi. Đến lúc đó chỉ còn có ông-cha đẻ món gà KFC ở lại trên quảng trường này./.

Tác giả gửi qua email


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét